Từ nhận diện khuôn mặt cuộc đờ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 29 - 32)

Cuộc sống vốn vô cùng phức tạp, tồn tại vô vàn “những điều gọi được và không gọi được thành tên”, đồng thời luôn “đầy ấp những câu hỏi bỏ hoang chẳng ma nào chịu xới lên câu giải đáp” [13, tr.140].

Cuộc sống là một hành trình gian khổ. Trước vơ vàn những khó khăn, những chật vật, những thử thách mà cuộc sống đem lại, con người phải đối diện, phải vượt qua để tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại. Khó có thể phủ nhận, cái đói, cái nghèo là mầm mống của những tiêu cực xã hội, là cơ sở cho sự hình thành của những thói bần tiện, tính tốn, hám lợi. Tuy nhiên, bên cạnh những con người như Thảo, như vợ chồng ơng bác sĩ thì vẫn cịn có những gia đình, những con người có tâm hồn cao đẹp, thanh khiết. Khánh đã được bà ngoại dạy từ nhỏ là phải “nhặt nhạnh từng

30

xu tiền bán thuốc cao và bỏ ra một hào đong gạo thổi cơm nấu cho người hành khất, còn thức ăn độn cơm cho người qua đường là những khúc mít xanh cắt ra kho mặn” [13, tr.30]. Gia đình bà giáo dẫu cuộc sống vẫn cịn chật vật, khó khăn là thế nhưng họ lúc nào cũng giàu tình thương và đôn hậu, luôn luôn mở cánh cửa với tất cả mọi người. Với đám sinh viên bị đói, ơng giáo lúc nào cũng oang oang rằng “hễ chúng nó ra thì có gì cho ăn nấy em nhé, anh biết chúng nó đói lắm” và ông luôn ra lệnh với lũ sinh viên “ra đây có cơm cùng ăn cơm, có cháo cùng ăn cháo, đói no cùng đói no, nhưng sinh viên thì phải trung thực nhà này cấm tiệt thói trộm cắp” [13, tr.164]. Bởi với ông bà giáo “chúng nó như con mình, sau này biết đâu con mình chẳng phải nhờ vả thiên hạ” [13, tr.164]. Với những người xung quanh, ông bà giáo cũng ln dành những tình cảm thân thương, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ, đồng cảm với nỗi niềm của họ. Con người cũng như loài ong, sống hay chết lúc nào cũng nghĩ đến đồng loại, nghĩ thực lịng, nghĩ cả khi mình chết rồi.

Trong cuộc sống đầy phức tạp của Người sông Mê ấy, tồn đọng biết bao mâu thuẫn, biết bao phi lí nhưng con người ta vẫn cứ mặc nhiên chấp nhận, vẫn cứ để nó cuốn trơi mà khơng hề nghi vấn. Đó là sự mâu thuẫn giữa lí tưởng và hiện thực.

Trong “một cuộc sống suốt đời bị lệch nhịp. Khơng chủ bụng lệch nhịp mà sao nó vẫn cứ lệch nhịp” [13, tr.231], dù tôn thờ lý tưởng “xả thân cho khoa học”, “chỉ thích làm một nhà khoa học thôi” nhưng ngay khi thấy luận văn của Hoa có những lời lẽ hằn học, Khoa vội thay đổi cách xưng hô, lên giọng dạy dỗ, áp đặt “cô thuộc thế hệ trẻ, còn trẻ hơn cả tơi nữa, cơ có gì ân ốn với xã hội mà giọng văn trong luận văn của cơ có vẻ hằn học vậy” [13, tr.170]. Hơn ai hết, Khoa hiểu rằng, trong cái hiện thực này, trong bối cảnh xã hội này, luận văn ấy không thể tồn tại được. Khoa sửa lại hoàn toàn luận văn của Hoa như một mặc nhiên mà đời đã định sẵn. Hiện thực xã hội đã không cho phép anh thực hiện điều đó. Ngay cả Hoa dù ý thức được việc làm của mình, ý thức được tính chất của cuộc sống, muốn đấu tranh nhưng cô cũng đành bất lực.

Nhận thức của con người không phải là sự phản ánh giản đơn, cơ học “không phải là một đường thẳng mà là một đường cong đi gần với vô hạn đến một loạt

31

những vòng tròn, đến một vòng xoắn ốc” [16, tr.42], nên khả năng tiếp cận bản chất sự vật song cũng luôn tồn tại cùng khả năng xa rời cái hạt nhân bản chất của sự vật. Trong bối cảnh của cái đói, cái nghèo, của chiến tranh khốc liệt và bi thương, khơng ít người đã ni khát vọng được lên đường để thực hiện nhiệm vụ lớn lao, thiêng liêng và cao cả của đất nước. Với Trung tướng, ông Bách, bố Khánh, Khoa và bao thanh niên với lý tưởng cao đẹp đã ca bài ca: “quyết khi về đem lại đây chiến công,

dù thân mồ quên lấp chìm…” [13, tr.129]. Bởi một khi “đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi. Hối tiếc tấm thân mà chi…” [13, tr.127]. Trong bom đạn, họ đã oanh liệt, dũng cảm “đã mê đi, đã lăn đi đã trào sôi lên cứ thế mà đi băng băng trên xe bọc sắt sau rồi xe bọc sắt tốc độ khơng cao thì trên điện ra lệnh cho chuyển sang xe tải lấy của địch mà xốc tới có mặt kịp thời” [13, tr.162]. Tuy nhiên, đằng sau những vinh quang ấy, là hiện thực đau đớn. Trong lòng vị Trung tướng vào sinh ra tử “trần gian này vắng lắm vì có rất nhiều người, trần gian đầm nước mắt vì thừa thãi tiếng cười… Trần gian là sum họp vì có người xa nhau, trần gian là nháy mắt một cùng cực dài lâu… Trần gian là lãng quên một lãng đãng thương nhớ, trần gian là mênh mông nặn lại thành bể nhỏ…” [13, tr.274]. Đó chính là những nỗi niềm, là tâm sự khó nói thành lời của những con người thấu rõ hiện thực và lí tưởng.

Đó cịn là mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động. Mâu thuẫn trong đời sống, giáo dục, tình u. Ơng giáo suốt đời đưa ra những nguyên tắc sống nhưng thực sự chính ơng cũng đang rối bời về cái ngun tắc sống của mình và thậm chí chính ơng cũng đi sai cái nguyên tắc sống mà mình đã định sẵn. Ngoài mồm lúc nào cũng tuyên ngôn yêu đương chung thủy, vậy mà đến trước khi trút hơi thở cuối cùng ông lại thều thào gọi “Tình ơi, Tình ơi”. Suốt đời chỉ trích người khác phát âm sai, khơng chịu nói đúng nhưng rồi cuối cùng ông cũng hùa theo họ mà quên mất cái nguyên tắc sống của mình bao lâu nay. Trong tình yêu, Hoa yêu Khoa nhưng cơ nhận thấy hình như “mình đã yêu Khoa qua những gì rất lại chỉ riêng Hoa nhận ra ở con người ông Bách” [13, tr.191].

Từ việc vẽ nên bức kì họa về cuộc sống với bao ngổn ngang, chồng chất ngỡ như “một mớ bòng bong” không thể dễ dàng gỡ ra, Châu Diên đã thể hiện cách

32

nhận diện khn mặt cuộc sống của mình. Bằng cách này, ơng cũng đồng thời đánh đồng vào mỗi con người, thức tỉnh họ nhận thức về thực tại mình đang sống.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)