Giọng xót xa, thương cảm

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 51 - 53)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.3.2.2. Giọng xót xa, thương cảm

Trong thế giới Người sông Mê tồn tại giọng điệu xót xa, thương cảm đến tê

lòng. Đi sâu vào tìm hiểu giọng điệu ấy, người ta thấy một trái tim nhân hậu, một tấm lòng chan chứa yêu thương đối với mỗi số phận bất hạnh. Giọng điệu này thể hiện ở sự cảm thương những con người đang quằn quại đau thương, vật lộn trong “địa ngục trần gian”, từng ngày, từng giờ phải đấu tranh với cái đói, cái nghèo để tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại… Những con người có nhân cách, có văn hóa nhưng ln bị đè nén, trù dập, phải đón nhận và gánh chịu những rủi ro bất hạnh như ông bà giáo, như Hoa,…

Bằng một giọng văn xót xa, thương cảm, nhà văn đã theo sát bước đi của những con người đó để hiểu rõ hơn về nỗi khổ cực, cay đắng của họ, để thông cảm,

52

chia sẻ phần nào những nỗi niềm, những khổ đau mà họ phải gánh chịu. Có thể thấy, giọng xót xa, thương cảm của Châu Diên khi thì giọng trầm lắng xót xa thống thiết, có khi lại lạnh lùng, vơ cảm. Nó ngấm vào từng mạch văn, lan tỏa ra từng câu, từng chữ, có khi quyện lại thành một nỗi buồn lớn cần được giãi bày.

Số phận của Hoa đã thực sự thay đổi khi Trung tướng bỏ nhà đi bộ đội. Hoa suốt ngày sống trong nỗi cơ đơn, lại cịn bị gia đình nhà chồng đổ diệt tội vơ sinh, cho là “không phải đàn bà, không phải người mang lại hạnh phúc cho chồng con, là đứa ăn tàng phá hoại” [13, tr.55]. Trước tình cảnh ấy, đôi lúc Hoa cảm thấy tuyệt vọng: “Em chỉ muốn chết thơi, anh ạ…Trung tướng mà có ở nhà thì chúng em cũng chẳng thể có con” [13, tr.55]. Thậm chí, có lúc Hoa hi vọng được đầu thai, được hóa kiếp để được sống tốt hơn, hạnh phúc hơn cuộc sống hiện tại. Giọng điệu thương cảm, xót xa của Châu Diên tiếp tục sử dụng khi thể hiện hoàn cảnh éo le của anh chàng “Lênin” khi thần tượng một thời của mình sụp đổ, “ngày ngày la cà thư viện trưa cái bánh mỳ lúc mua thì giịn tan khi ăn đã ỉu” [13, tr.50]. Đó cịn là nỗi niềm của bà giáo khi nghĩ về hậu quả chiến tranh đã gây ra cho chồng mình. Đã tồn tại một giọng văn sắc lạnh nhưng ẩn chứa trong đó là tiếng lịng đồng cảm của nhà văn đối với số phận con người.

Giọng điệu xót xa, thương cảm của Châu Diên không chỉ để miêu tả, cảm thông cho số phận bất hạnh của Hương, anh Lênin,… mà còn dùng để đặc tả nỗi đau của những số phận bất hạnh khác. Đó là nỗi đau của đám sinh viên nghèo, là bi kịch của những con người có nhân cách cao đẹp giàu tình thương, đơn hậu như ơng bà giáo… Bằng một giọng văn tâm tình, da diết, một thái độ cảm thơng, chia sẻ, nhà văn Châu Diên đã thể hiện những tình cảm chân thành, trân trọng đối với họ. Nhà văn hi vọng “với những con người đôn hậu nhường ấy, cuộc đời cũng nên có món quà tặng họ, đời cũng nên đối xử công bằng với họ, đừng nỡ nào bắt họ gánh chịu quá nhiều điều” [13, tr.139].

Giọng điệu thương cảm, xót xa, đã góp phần làm thành một bản hợp tấu đa giọng điệu của nhà văn. Đây là một trong những sắc thái giọng điệu giúp người đọc cảm nhận rõ tâm hồn và trái tim nhân hậu, trong sáng của nhà văn.

53

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)