Ngôn ngữ đậm chất thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 49 - 50)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.3.1.3. Ngôn ngữ đậm chất thơ

Ngôn ngữ đậm chất thơ là đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ tiểu thuyết Người

sông Mê. Những tương phản trong hình ảnh, điệp trùng trong cú pháp, hài hoà về

âm điệu, nhịp điệu, tính chất biểu trưng, ám ảnh của hình tượng... thể hiện sự cơng phu của Châu Diên trong sáng tạo để chất thơ trong tiểu thuyết Người sơng Mê có

dịp thăng hoa.

Nguyên lí “lặp lại” của thơ được Châu Diên coi là thủ pháp tạo nên nhịp điệu trong Người sông Mê. Đọc Người sông Mê, ta nhận thấy mật độ dày đặc các kiểu câu có cùng cấu trúc câu và từ: “Sân trường đầy bụi. Lá cây đầy bụi. Những hàng

rào sắt che chắn mấy cái cây được bảo vệ như báu vật cũng đầy bụi. Những tấm

kính chắn gió chắn nắng đầy bụi. Cô gái tên Hoa vẫn lặng lẽ đi dạo trong sân

trường đầy bụi, tay vuốt những chiếc lá đầy bụi, mắt đơi khi ngước lên lơ đãng nhìn

những tấm kính che gió che nắng đầy bụi… Đành ngồi xuống một chiếc ghế xi

măng đầy bụi. Hoa ngả lưng vào tựa ghế, biết chắc lưng áo mình sẽ dính đầy bụi”

[13, tr.7], “Ơng Bách vật vã, cái Thắm vật vã. Cả phòng M-1 đều vật vã, các cô hộ

50

[13, tr.178]. Chính cái “nhịp điệu thơ” đã làm cho câu văn của Người sông Mê rung lên những giai điệu luyến láy đầy quyến rũ.

Trong Người sông Mê, hiện tượng “lạ hóa” ngơn từ là một thành công giúp Châu Diên tạo nên cuốn “tiểu thuyết bằng thơ” của mình. Những so sánh liên tưởng bất ngờ xuất hiện với mật độ khá cao trong Người sông mê: “Trần gian là nháy mắt

một cùng cực dài lâu. Trần gian là lãng quên một lẵng đẵng thương nhớ. Trần gian là mênh mông nặn lại thành bể khổ” [13, tr.58], “tiểu thuyết phải là cả rừng nhân

vật cây lớn cây bé cây cao cây thấp cây la đà cây vươn ngồng cây hùng dũng cây ăn hại cây đái nát cây tiều tuỵ cây sang trọng cây gầy còm cây xa hoa cây cần kiệm cây khiêm nhường cây ăn bám” [13 tr.10]. Nếu sự kết hợp hài hoà giữa chất tự sự và chất thơ là lực hút văn xuôi về phía cuộc sống thì chính dịng ý thức đã góp phần khơng nhỏ vào việc triển khai tứ thơ trong tiểu thuyết. Chất thơ trong tác phẩm

Người sông Mê của Châu Diên như đôi cánh nâng chất liệu tự sự vút lên những tầm

cao, làm giàu thêm xúc cảm thẩm mĩ của con người giúp họ cảm nhận về cuộc sống con người sâu sắc, toàn diện hơn đồng thời đưa độc giả vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngôn ngữ thơng thường ít khi đạt được.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)