Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép một kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội họa lập thể

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 37 - 41)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.1.1. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép một kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội họa lập thể

hướng của tư duy hội họa lập thể

Đời sống xã hội thay đổi đòi hỏi văn học cũng cần có những cách tân mới khơng chỉ về nội dung mà cả về hình thức nghệ thuật, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu cuộc sống đang đổi thay từng ngày. Nhận thức được yêu cầu của văn học lúc này không chỉ dừng lại là viết cái gì mà là viết như thế nào, không phải là kể nội dung mà là viết nội dung, Châu Diên cũng đã từng bước cách tân thể loại tiểu thuyết, đem lại khuôn mặt lạ cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Với những thể nghiệm về kỹ thuật tự sự như tìm tịi, cách tân về mặt cốt truyện, về nhân vật, về ngôn ngữ, giọng điệu,… Châu Diên đã góp thêm một tiếng nói mới đưa tiểu thuyết Việt Nam dần dần thốt khỏi quỹ đạo của trùn thống, bước đầu hịa nhập với tiểu thuyết hiện đại của thế giới.

Xây dựng cốt truyện lơi cuốn, hấp dẫn sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của tác phẩm. Ngược lại, nếu cốt truyện quá sơ lược, nhạt nhẽo, nhàm chán thì tác phẩm sẽ trở thành một thứ thuyết lý sng, hồn tồn áp đặt đối với người đọc. Bởi lẽ, cốt truyện là “hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã được lựa chọn sắp xếp” [20, tr.99], là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Và một khi đã có sự dụng cơng, sắp xếp, cốt truyện chứa trong đó khơng chỉ quan niệm nghệ thuật của nhà văn mà còn thể hện một phong cách tài năng riêng của người nghệ sĩ.

38

Với Người sông Mê, Châu Diên đã rất sắc sảo khi xây dựng cốt truyện độc đáo, hấp

dẫn.

Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảnh có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Đây là một kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội họa lập thể. So với tiểu thuyết truyền thống có cốt truyện theo kiểu tuyến tính, và chỉ có tính đơn kết, thì văn học hậu hiện đại đã phá vỡ trật tự đó, tạo thành tính đa kết. Cốt truyện giờ đây khơng cịn liền mạch, mà đã bị nới lỏng đến mức gần như bị hủy diệt, và trở thành những phiến đoạn, mảnh đứt gãy được sắp xếp một cách tùy hứng. Mỗi mảnh vụn chính là một mảnh phản ánh của hiện thực. Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối, Lão Khổ, Đi tìm nhân vật), Phạm Thị Hoài (Thiên sứ), Nguyễn Bình Phương (Thoạt kỳ thủy), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu)…, là những tác giả rất có ý thức trong việc sử dụng loại cốt truyện này để tăng sức biểu đạt cho tác phẩm của mình.

Trong Người sơng Mê, Châu Diên cũng sử dụng kết cấu theo cốt truyện phân

mảnh, lắp ghép nhưng với một mức độ sâu sắc hơn. Đọc Người sông Mê, ta nhận

thấy bức tranh tổng thể của nó giống như một vở kịch lớn bao gồm nhiều vở kịch nhỏ được tạo nên từ nhiều màn, mỗi màn kịch là một sự kiện không theo quan hệ lôgic, nhân quả nào. Tác phẩm được chia làm 3 phần: kiếp ảo - kiếp gốc - kiếp thực, kể lại những sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống của hai nhân vật chính là Khánh – Hoa, câu chuyện được kể lại sau khi nhân vật đã chết. Mỗi phần có một tiêu đề với nội dung độc lập bao gồm nhiều khúc, mỗi khúc lại là một câu chuyện, một mảnh vụn của hiện thực nhưng lại được đặt cạnh nhau. Phần thứ nhất: “Kiếp ảo” gồm 5 khúc, đó là câu chuyện kể về cái chết của chàng sinh viên nghèo có tên Khánh với cái đói và những hồi tưởng về những ngày thơ ấu của mình; là câu chuyện về nỗi cô đơn của Hương, vợ của một Trung tướng, luôn sống trong mặc cảm mà gia đình chồng định tội. Đó cịn là nỗi niềm tiếc thương của Khánh về đoạn đường mình đã đi qua. Phần thứ hai: “Kiếp gốc” gồm ba khúc, là những câu chuyện kể về cái gốc gia đình của Hoa, của Khánh. Phần thứ ba: “Kiếp thực” gồm 8 khúc,

39

kể về cuộc sống xoay quanh nhân vật Hoa, từ khi sinh ra, lớn lên, trở thành giảng viên đại học, gặp Khoa, yêu Khoa đến khi bị ung thư và chết. Mỗi phần là một vở kịch được đặt cạnh nhau trong một khung kịch lớn tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất chặt chẽ với nhau.

Sử dụng kiểu cốt truyện phân mảnh, lắp ghép, nhà văn muốn đưa ra một quan niệm mới về hiện thực cuộc sống. Lâu nay chúng ta vẫn mặc nhiên suy nghĩ về hiện thực cuộc sống chỉ là một khối đơn giản và đồng nhất. Nhưng trên thực tế, hiện thực mà chúng ta đang sống là vô số những mảnh vỡ, những mảnh ghép khác nhau mà cùng lúc có thể nhìn thấy nhiều thế giới khác nhau, cùng lúc chịu chi phối bởi nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Sơ đồ cấu trúc tác phẩm Người sông Mê

Phần Kiếp ảo Kiếp gốc Kiếp thực

Khúc

Cơm sư Gốc một nhất gốc Đầu thai Kiếp trước Gốc hai đôi gốc Hai người Kiếp hương hoa Gốc ba tam gốc Kiếp Hoa

Kiếp cô đơn Kiếp Khánh

Kiếp tiếc thương Tổ ấm

Kiếp rừng Kiếp họa Kiếp lặng

Sử dụng cốt truyện phân mảnh, lắp ghép đã đem đến những hiệu quả thẩm mĩ giúp nhà văn thể hiện được quan niệm nghệ thuật của mình. Hơn nữa, kiểu cốt truyện này cịn có tác dụng trong việc kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, chủ động sáng tạo của người đọc, khiến họ sẽ tự mình xâu chuỗi những mảnh vụn, tự

40

mình đi tìm cái ẩn khuất trong mớ lộn xộn, rời rạc của hiện thực, để tri nhận giá trị cuộc sống.

3.1.2. Cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh

Một nhà tiểu thuyết gia người Pháp từng nhấn mạnh: “Cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, khơng có mơ hình mẫu” [22]. Như vậy, người viết tiểu thuyết có thể phá vỡ những khuôn “sẵn có” để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo một hình thức kết cấu mới. Trong sự vận động không ngừng của thể loại, nhất là tiểu thuyết không thể có hình thức kết cấu tối ưu. Điều quan trọng là người viết tiểu thuyết phải biết vận dụng thích hợp các kiểu kết cấu để đạt tới giá trị phản ánh và tầm nhận thức mà thể loại mang lại.

Cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh là nét sáng tạo và độc đáo của Châu

Diên trong Người sông Mê. Quan sát tiểu thuyết Người sông Mê, người đọc sẽ dễ nhận thấy cốt truyện của nó có nét rất gần với Kinh thánh, cụ thể ở kết cấu mở đầu – kết thúc. Tương ứng với kết cấu mở đầu – kết thúc trong Kinh thánh với hai phần là “Sáng thế” (nguồn gốc thế giới) và “Khải thị” (sự tiết lộ một điều huyền bí đã được giấu kín), Người sơng Mê của Châu Diên cũng xây dựng dựa theo kết cấu hai

phần mở - kết là Khải bút huyền bút, tạo nên một kết cấu mới lạ, hấp dẫn, lôi

cuốn.

Mượn môtip bảy ngày sinh ra trời đất, vũ trụ trong Kinh thánh: “Ngày thứ

nhất - ánh sánh, Ngày thứ hai - bầu trời, Ngày thứ ba - đất khô và thảo mộc, Ngày thứ tư – mặt trời, mặt trăng và sao, Ngày thứ năm - Chim và cá, Ngày thứ sáu – các loài thú trên đất và loài người, Ngày thứ bảy - nghỉ ngơi…” [18, tr.1-2], Châu Diên đã từng bước hé mở tác phẩm của mình một cách đầy bất ngờ, lí thú, tạo nên sự bất ngờ cho người đọc. Mở đầu là “Trời và Đất cho sinh một Ngày đầu tiên, trong ngày đó có câu chuyện liên quan đến cô gái tên là Hoa. Và Hoa xuất hiện” [13, tr.5]. “Thế rồi tiếp theo một Ngày đầu tiên thì đã có một buổi tối, nói cho đúng ra là một thời khắc tranh tối tranh sáng. Và thời khắc tranh tối tranh sáng xuất hiện” [13,

41

tr.6]. “Tiếp theo một Ngày và một Thời khắc tranh tối tranh sáng ” thì cũng sinh ra

một Đêm. Và thế rồi Đêm buông xuống” [13, tr.8]. “Chỉ có ba Thời khắc khơng đủ

những bảy Ngày nên khơng có ngày nghỉ và cũng khơng có thời khắc cho sự nghỉ ngơi. Không như chỗ khác, đây chỉ có ba Người, không xôn xao ồn ào như chỗ khác, chỉ mới có ba người và ba thời khắc… Thế rồi cuốn sách sinh ra giữa bụi và khói, và đêm và ngày, và tranh tối tranh sáng, và yêu và thương, ra đời giữa tỉnh và mơ. Và cuốn sách được sinh ra” [13, tr.10]. Bằng cách này, Châu Diên đã cùng người đọc đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, từng bước vén mở bức màn đi vào tác phẩm.

Đến cuối tác phẩm, khi hiện thực cuộc sống đã hoàn toàn đã bị đổ vỡ, bị nghiền nát thành từng mảnh vụn, rời rạc, khó chắp nối, nhà văn bỗng nhiên cho nhân vật ông Mãnh là một người có khả năng biết tuốt mọi chuyện xuất hiện. Sự xuất hiện này là một dụng ý nghệ thuật tinh vi của Châu Diên góp phần lắp ghép những mãnh vụn, rời rạc, đổ vỡ của hiện thực cuộc sống, nhằm giải mã cuộc sống, hé mở những điều huyền bí về cuộc sống. Song nhà văn chỉ đóng vai trị là người trao chìa khóa, cịn công việc của người đọc là tự mình mở cánh cửa đó. Một kết thúc mở, bỏ ngỏ cho người đọc tự khám phá, tự nhận diện và tri nhận giá trị về cuộc sống. Bởi “ý nghĩa của nó chính là ở chỗ khơng có kết thúc. Khơng cần phải nói ra tất cả, đó chính là một bí quyết trong tình yêu cũng như trong nghệ thuật” [17, tr.142].

Sử dụng cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh, Châu Diên khơng những làm

tăng tính biểu đạt cho tác phẩm, thể hiện được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn mà còn đem đến cho tiểu thuyết việt Nam hiện đại một hình thức mới lạ, hấp dẫn, lơi cuốn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)