MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ
3.2.3. Thủ pháp mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật
Thủ pháp mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật là một trong những thủ pháp quan trọng của văn học hậu hiện đại. Việc đánh mất xuất xứ hoặc “cô đặc cái tên đến tận cùng” đã được thể hiện ở Lâu đài (F. Kafka), Trăm năm cô đơn (G. Marquez),… Với thủ pháp mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật, đường viền để xác định nhân vật bị mất đi, khơng cịn là một con người cụ thể nữa mà trộn lẫn, hòa tan trong con người đám đông. Nhân vật thành không tên, không quá khứ, không lai lịch, thậm chí khơng tính cách.
Có thể thấy, Châu Diên đã sử dụng rất thành công thủ pháp này trong tác phẩm của mình. Quan sát Người sơng Mê, ta nhận thấy hầu hết các nhân vật trong
tác phẩm bị tẩy trắng, mờ hóa. Hầu như khơng thể biết nhân vật tên gì, mà chỉ có những kí hiệu, những mô tả chung chung về nghề nghiệp, tuổi tác hay đặc điểm hình dạng… Gọi là Trung tướng vì thói quen “thưa các đồng chí”, “nói chung là, nói chung là…” [13, tr,53]; gọi là anh Lênin vì lúc nào cũng oang oang “học, học nữa, học mãi…” [13, tr.41]; gọi là Diễm Lệ vì “diễm” theo chữ Nho có nghĩa là “đẹp”; gọi là Già Thụ vì tiếng “thụ” cịn gợi lên những cây cao bóng cả già nua; gọi
46
là Chiền Chiện vì vừa gợi liên tưởng một đặc điểm của cánh con trai, vừa đúng chất nông dân… Hay gọi là “bà giáo”, “ông giáo” vì nghề nghiệp của họ. Nhưng ngay cả những cái tên như Hoa, Hương, Thắm,…thì họ cũng lẫn vào vô vàn những cái tên Việt. Thậm chí, người có tên cũng nhớ nhớ qn qn ngay chính tên mình:
- Dạo đó em tên Hương chứ khơng phải là Hoa. - Thật không?
- Sao lại không thật? Chẳng lẽ em quên tên của em rồi sao [13, tr.40]
Sự sáng tạo, độc đáo của Châu Diên trong việc vận dụng thủ pháp này còn là tạo nên sự lẫn lộn nhân vật. Ranh giới giữa các nhân vật trở nên mờ nhạt. Hương hay là Hoa, “cơ này có lúc lẫn lộn chuyện giữa hai người đàn bà, người tên Hương và người tên Hoa, chả rõ ai là mẹ, ai là con. Hoặc giả đó là vì hai người muốn chia đơi những nỗi niềm có thể chia đơi. Hoặc giả có khi chỉ là vơ tình hay cũng có thể là cố ý mà họ đã cộng chung họ đã cộng chung lại một nỗi niềm chi chi đó cũng nên” [13, tr.5]. Ông Mãnh khi là người này, khi lại là người khác. Ngay cả chính ơng cũng khơng hiểu nổi mình là ai. Cùng một lúc để nhân vật nhập vào hầu hết các nhân vật khác nhau, là cách mà Châu Diên muốn mở ra một trường nhìn rộng lớn, để cho người đọc tự khám phá lấy cái thiên ý nằm trong tác phẩm. Chính tính chất phiếm chỉ này đã khiến con người trong sự hỗn tạp của cuộc sống không còn rực sáng như một bản thể trọn vẹn mà chỉ như một mảnh vỡ, một phiến đoạn cuộc đời. Mỗi người sẽ tự giải nghĩa bản thể của mình.