Đến tri nhận giá trị cuộc sống

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 32 - 37)

Với Châu Diên, cuộc đời rộng lớn và vô cùng phức tạp, là “một chuỗi những dở dang dang dở (...) Một chuỗi “sấm trên núi” tay ta với không đến” (Sấm trên

núi), “lắm khi đơn giản mà vô cùng rắc rối, nhiều khi bề ngồi cực kì dễ hiểu, mà

lại cứ rối tung rối xòe” [13, tr.15].

Người “nghệ sĩ đến với cuộc đời khơng phải để chép lại mà để nói một điều gì đấy mới mẻ, để gửi tới mọi người một lá thư, một lời nhắn nhủ. Anh đem một phần của mình bồi đắp vào cuộc đời xung quanh. Nghệ sĩ nói bằng tiếng nói của cuộc đời, lá thư viết bằng chữ cuộc đời, tác phẩm xây dựng là bằng những sự việc của cuộc đời. Những tiếng nói ấy cốt để nói một điều nhắn nhủ, những sự việc thực rút trong cuộc đời cốt để gửi một điều góp của nghệ sĩ… Nghệ sĩ giới thiệu một cách nhìn, nghe, một nhịp buồn, một điệu yêu ghét, nói chung là một cách sống” (Nguyễn Đình Thi). Khám phá cuộc sống vừa ở cõi thực, vừa ở cõi mê, từ nhiều cuộc đời, nhiều kiếp sống khác nhau, Châu Diên muốn làm một cuộc hành trình truy tầm bản thể của con người. Bằng những gì mình nhìn thấy, cảm thấy và suy nghiệm, nhà văn muốn nhận diện khuôn mặt cuộc đời để từ đó tri nhận giá trị cuộc sống. Trong Người sông Mê, bằng cái nhìn tinh tường như thấu thị tất thảy muôn

mặt cuộc sống, Châu Diên muốn bằng sự nhận diện khuôn mặt cuộc đời đi đến tri nhận những giá trị, giá trị đích thực của cuộc đời.

Cuộc đời cũng giống như dịng sơng đang chảy trôi từng ngày, “ngập ngụa những vật nổi trơi” [13, tr.35]. Dịng sơng xanh trong chỉ là dịng sơng trong mộng, dịng sơng mà người ta khơng nhìn nó bằng mắt thường, mà nhìn bằng kí ức. Đó là dịng sơng của tâm tưởng. Cuộc đời cũng vậy. Dòng đời cũng như dòng sơng Mê, “sơng thực tình chở đầy rác rưởi” [13, tr.35]. Nhưng những thứ rác rưởi trong dịng sơng Mê ấy luôn “ranh ma biết là cần phải cải trang quen thuộc để con người bì bõm mà khơng biết sợ”, để rồi hằng ngày con người vẫn sống mê muội mà không hay biết hoặc cố tình khơng nhận ra. Mỗi ngày con người lại đầm mình trong dịng

33

sơng Mê và thi nhau uống cạn hết nước sông Mê. Cùng trong một con người nhưng có khi họ “có ý định rõ rệt phải uống cạn nước sơng Mê, có khi thì uống mà khơng uống hoặc khơng uống mà vẫn cứ uống” [13, tr.35]. Trong khi “báu vật trong rác

thì chìm mất tăm dưới xuống đáy sông hoặc vẫn đục phù du mà ngời ngời vô giá sáng cùng phù sa” [13, tr.35], thì con người lại vơ tình lãng qn khi trộn những thứ quý giá ấy cùng “rác rưởi, bọt bèo” ở đời. Bao lớp người, bao số phận, bao hồn cảnh cứ nối đi nhau chảy trôi trên dịng đời để có thể đến ngày cuối cùng của cuộc đời mới kịp nhận ra “trơi cùng rác rưởi là những con đị xi ngược, trôi cùng bèo bọt là xe cộ, là những người đi bộ, là những cỗ xe bò xe ngựa kéo lững thững, là những con trẻ nhênh nhang, là những tay lái lượn lờ hoặc phóng như điên, là những thương binh đi bán tăm kiếm sống mặt trẻ măng mà nom hệt như những cụ già kèm nhèm đang lần sờ đường băng qua một dịng sơng” [13, tr.36].

Sống là tri nhận. Vì thế con người sống phải tìm thấy mục đích ý nghĩa, sự sống của đời mình. Trong Người sông Mê, dường như con người cứ bì bõm, chạy

đua theo dòng chảy cuộc sống mà quên mất mình đang bị dịng đời ấy cuốn trôi theo cùng rác rưởi bọt bèo. Con người ta vẫn sống mà khơng hiểu ý nghĩa đích thực của cuộc sống của mình là gì? Hai vợ chồng ơng bà giáo đã suốt đời lao động, cống hiến nhưng cuối cùng chính họ cũng không nhận biết được thực sự mình muốn gì trong cuộc đời này? Thế nào là hạnh phúc trong một cuộc sống mà đầy ấp những câu hỏi bỏ hoang chẳng ma nào chịu xới lên câu giải đáp. Ông giáo thì hồn nhiên quá, mơ mộng quá, trong trắng quá, là “con đẻ trong trắng của một thời đại. Con đẻ ngu ngơ của một thời đại trí tuệ cao” [13, tr.117]. Đã ngu ngơ lại còn phải sống vào cái thời đại đổi thay xoành xoạch, khắp thế giới vài ba bữa lại một cái thỉnh thoảng lại “một chiếc giày bên chân trái tìm cách đảo chính chiếc giày bên chân phải, rồi chiếc giày bên chân phải có dịp lại tìm cách đảo chính chiếc giày bên chân trái mà ơng thì chẳng khi nào biết phân biệt chân nào với chân nào hay phân biệt chân nào với cả đôi” [13, tr.117]. Lúc nào ông cũng chỉ biết “oang oang khen chê chửi bới giận hờn vui vẻ yêu thương khóc khóc cười cười khơng bao giờ đi nhẹ nói khẽ được” [13, tr.106]. Còn bà giáo, biết rất rõ là mình thèm sống vậy mà có lúc bà lại

34

muốn chết. Để rồi vẫn khơng biết mình có định chết thật hay không? Thật ra đây cũng là một điều dễ hiểu bởi theo lẽ tự nhiên, khi người ta không thể hiểu nổi ý nghĩa đích thực của cuộc sống, người ta thường tìm đến cái chết. Chết để mong tìm được chút nào ý nghĩa cuộc đời.

Con người ta chỉ nhận ra giá trị đích thực, nhận ra mình là ai giữa cuộc đời này khi đã trải qua những vấp ngã, những tác động của cuộc sống. Ông giáo, sau những vấp ngã, những biến cố xảy ra đã dần dần thay đổi. Tính nết có phần yên ả hơn “không cãi cọ mọi người, không to tiếng phê phán, không cáu kỉnh lên án, không chọc tức ai, không cười nửa miệng với ai, không tranh luận ai thắng thua đúng sai ươn hèn suy đồi nhút nhát, dũng cảm, không mắng mọi người là ngu nữa, không trách cứ ai là đã để mất hết lý tưởng nữa” [13, tr.230]. Còn bà giáo, con người sắc sảo ấy sau cú sốc tinh thần của mình cũng trở nên an phận hơn, nhìn cuộc sống đơn giản hơn. Theo bà giáo, đời này “nếu mình có chết thì mọi vật vẫn y nguyên như cũ” [13, tr.106]. Bởi vậy, bà nhìn mọi điều trở nên nhẹ nhàng hơn, khơng cịn muốn địi hỏi cao như cũ nữa. Bà nói với Hoa: “có lẽ mẹ sẽ xin nghỉ dạy học thôi con ạ, nghĩ cũng tiếc, tiếc lắm vì đời mẹ chỉ có thể làm nghề dạy học hoặc làm thầy tu hoặc làm nghề cầm súng, ba nghề mẹ có thể làm để thành một nhà cách mạng thực thụ, nhưng mẹ sẽ đi bán xôi thôi con ạ, mẹ sẽ nuôi bố và nuôi các con cốt sao cho cả nhà no đủ chẳng cần văn hóa làm gì con ạ, à mà khơng mẹ vẫn dạy học chứ, nhưng mẹ sẽ đủng đỉnh hơn mẹ sẽ thích yên thân hơn mẹ sẽ chẳng cần yêu cầu cao như trước nữa, thế đó một khi người ta đã…” [13, tr.106].

Cuộc sống đầy những phức tạp, những mâu thuẫn, những nghịch đối, song song tồn tại với nhau. Đời người cũng vốn trớ trêu, buồn cười. Khi mình trao cho họ cái quyền tự do thì họ lại sợ, lại trốn tránh khơng dám nhận nhưng người ta lại đủ tự tin nhào vào tự dành lấy cái tự do chốc lát ấy. Giống như ở cái đêm lửa trại trong khơng khí náo nhiệt tưng bừng như vậy, Khánh vẫn xán lại làm quen áp đặt sấn sổ từ phía sau lưng Hoa. Nhưng rồi thấy sợ và chợt bỏ đi, trước khi đi Khánh cũng không quên “chữa thẹn lối bài bây” với Hoa. Vậy mà đến khi Hoa ban phát cái tự do sẵn có giời cho đem ra ấy thì Khánh lại sợ, lại trốn chạy, “một sự trong trắng hèn

35

nhát, khốn kiếp. Trốn chạy tự do” [13, tr.201]. Vấn đề tưởng như mâu thuẫn nhưng nghĩ lại chẳng hề mâu thuẫn tí nào. Khi Khánh tự hành động là xuất phát từ những ham muốn, những dục vọng bản năng của con người. Nhưng đến khi Hoa ban phát cho cái quyền được tự do sàm sỡ ấy, thói quen trong Khánh khơng cho phép. Bởi lẽ, cái khn “trí thức”, “con người được giáo dục, được đào tạo”, “thế hệ mới”, những người “xây dựng đất nước bằng khoa học”, “sẽ trở thành nhà khoa học” [13, tr. 198], đã không cho phép Khánh được là mình.

Châu Diên đã rất tinh tế, sắc sảo khi đi vào đào sâu những tồn đọng đã và đang ức chế sự phát triển của một nền giáo dục cũng như sự phát triển chung của cả xã hội. Khoa, một con người quyết sống chết cho khoa học nhưng rồi chính Khoa cũng phản khoa học, phản lại cái nguyên tắc, cái lí tưởng mà mình từng đưa lên hàng đầu kia. Bởi theo Khoa, “đời khó lắm, chẳng dễ đâu…” [13, tr.171], Khoa cảm thấy yếu sức, không đủ sức mạnh để đấu tranh, nên chọn giải pháp chấp nhận. Cũng chính vì tâm lí sợ hãi, sợ gặp rắc rối, sợ bị liên lụy, chỉ biết chạy theo những qùn lợi hào nhống, những lợi ích tức thời mà chính Khoa cũng đã quên đi giá trị đích thực của cuộc sống, quên đi cái lí tưởng sống cao đẹp mà bấy lâu nay mình tạo dựng. Sự áp đặt đã làm triệt tiêu sự sáng tạo của con người. Khơng chỉ riêng Khoa bị bó buộc khơng thể có được tự do để sáng tạo, tự do đưa ra những ý kiến bản thân, để cùng tranh luận với xã hội. Khoa chỉ là điển hình cho một thế hệ giáo dục đã “kiệt sức”, dạy người học suốt ngày làm đủ thứ mà hóa ra vẫn khơng làm gì, “học mà khơng nghĩ, đọc mà không nghĩ, nghe đài mà không nghĩ, xem ti vi mà không nghĩ” [13, tr.198]. Ấy vậy mà khi có một người cấp trên ở đẩu ở đâu hỏi thì vẫn trả lời rằng: “chúng em là thế hệ mới, chúng em xây dựng đất nước bằng khoa học, chúng em sẽ trở thành nhà khoa học” [13, tr.198]. Bởi chúng chỉ biết nghĩ đến cái đói. Phải chăng lời của Hoa trong bức thư để lại cho Khoa cũng chính là điều mà nhà văn Châu Diên muốn gửi gắm: “bắt họ làm việc thật nhiều thật nhiều thật nhiều hơn nữa. Không cho họ nghỉ ngơi nhàm chán. Và tìm cách cho họ ăn no ăn ăn no ăn no hơn”, “chỉ khi ăn đủ thức ăn vật chất, họ mới có sức ăn thức ăn tinh thần” [13, tr.256].

36

Với Châu Diên, cuộc đời này cũng giống như dịng sơng, dẫu tồn tại khơng ít những bọt bèo, rác rưởi nhưng nó vẫn đẹp. Bởi cuộc sống khơng bao giờ đứng im, nên sự chảy trơi nghĩa là nó đang sống, đang đẹp. Cuộc sống tù đọng, nghĩa là chết. Mà “chết là hết, vì thế “làm được gì thì làm, cơ mà làm mọi việc theo cách của thằng sống, đừng hi vọng làm gì theo cung cách của thằng chết” [13, tr.186]. Trong

Người sông Mê, đầy ắp những trăn trở về sự sống, ý nghĩa của giá trị sự sống. Ta là

ai? Ta muốn gì? Và ta cần phải sống như thế nào? Chỉ khi nào con người ý thức hết được điều đó, người ta mới thấy cuộc đời đẹp hơn nhiều và họ mới thấy cần sống, muốn được sống, muốn được cống hiến.

37

Chương 3

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)