MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ
3.2.1. Thủ pháp dòng ý thức
Thủ pháp dòng ý thức xuất phát từ quan niệm ý thức giống như một dòng chảy, một dịng sơng mà ở đó ln có sự lấn át và đan bện một cách kì quặc, “phi logic” giữa các yếu tố tư tưởng, cảm xúc, những liên tưởng bất chợt của nhân vật. Thủ pháp này giúp tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, xúc cảm và liên tưởng ở con người. Dòng ý thức với các đại diện tiêu biểu như Marcel Proust (Đi tìm thời gian
đã mất), Jame Joyce (Ulysses) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, truyện ngắn Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu có thể được coi là một trong những thể nghiệm đầu tiên của kỹ thuật dòng ý thức. Sau này, các
tác giả khác như Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Tạ Duy Anh (Đi tìm nhân vật), Nguyễn Bình Phương (Thoạt kì thủy)… là những tác giả đã vận dụng rất thành công thủ pháp này.
Bước vào thế giới Người sông Mê của Châu Diên, người đọc như cùng nhân vật quay cuồng trong vịng xốy độc thoại nội tâm, những liên tưởng đột ngột của nhân vật. Vì vậy, độc giả tiếp xúc với tác phẩm ln có cảm giác như đang thâm nhập vào bên trong để “xem trộm” nhật ký tâm trạng của mỗi con người. Lúc này,
mọi sự kiện như bị xố nhồ bởi dòng ý thức miên man của các nhân vật. Đó là
Khánh, một người đã chết nhưng lúc nào cũng có một sự day dứt “mình chết thực chưa hay còn ngắc ngoải, hoặc giả nàng chết thực rồi mà mình vẫn cịn sống thì sao?” [13, tr.32], “Ơ hay phải chăng mình bị lú? Mình vừa nói gì với ai vậy nhỉ? Vậy là ai đã chết thế hử? Mình chết hay nàng đã chết? Nếu nàng chết thì lúc này đây mình phải làm một cái gì chứ nhỉ? Làm cái gì đây? Làm gì bây giờ? Mình khơng biết phải làm gì cả, vậy là chính mình đã chết, vậy là không phải ai khác đã
43
chết” [13, tr.37]. Đó là Hoa lúc nào cũng như mê mê, tỉnh tỉnh. Sống ở nơi này mà hồn phách để nơi khác, ngồi với người này mà đầu óc thì quay cuồng như lảm nhảm với một ai “Khánh ơi! Tình thế này xem ra hỏng rồi. Khánh có thương Hoa cũng chẳng cứu nổi Hoa nữa đâu, có thương thì Khánh làm Hoa bớt đau, bây giờ đau lắm Khánh à, đau cả ngày cả đêm, đau khi ăn, đau khi ngủ, Khánh bay lang thang đây đó, Khánh vui thú nơi cực lạc, Khánh cịn biết gì, cịn nhớ gì đến Hoa nữa đâu, bây giờ đau lắm Khánh à, có cách gì cứu Hoa không?” [13, tr.246]. Quá khứ - hiện tại đan cài, hiện tại dội về quá khứ, đến lượt quá khứ đá văng hiện tại, nhân vật xoay vần, thác loạn trong chiều không gian bị phá vỡ ấy. Có lúc Hoa như quay cuồng trong những miên man, suy nghĩ về những điều lạ lùng tự dưng xảy ra của mình, “Hoa bỗng cảm thấy thẹn vì ngực mình đang để trần. Hoa đưa hai bàn tay lên che ngực nhưng chẳng những không che nổi, mà hai bàn tay rõ là của mình mà cứ như của người khác đang cứ xoa xoa bóp bóp nắn nắn sờ sờ và cả người Hoa chộn chạo như chưa từng lần nào có cảm giác như vậy” [13, tr.203]. Hay đó là những dịng liên tưởng đột ngột của bà giáo khi Hoa vùi đầu vào lịng mình sau những năm tháng lãng quên, giờ đây “bà bỗng chợt nhớ là kể từ khi bà sinh con bé cho đến nay bà giáo mới có dịp âu yếm vuốt ve con gái của mình. Bao năm đã trôi qua, bà gần như đã quên bén nó mất. Bao nhiêu năm qua bà gần như đã coi nó như là hàng anh chị em với mình, bằng vai phải lứa với mình, chia bùi sẽ ngọt với mình. Hơm nay bà mới thấy nó là con đẻ của mình, là con gái của mình” [13, tr.231].
Đối với người nghệ sĩ, sự quan sát trực tiếp, sự cảm nhận trực tiếp của người nghệ sĩ phần nào giúp họ nắm được bản chất của hiện thực. Nhưng sự quan sát ấy dù có rộng lớn, bao quát đến đâu cũng khơng nào bao qt được tồn bộ thế giới nội tâm của con người. Chỉ khi người nghệ sĩ thâm nhập sâu sắc vào nhân vật, khi đó họ như được sống cuộc đời của nhân vật, xúc động, yêu thương, vui buồn, hờn giận, đau khổ như chính cảnh ngộ của mình. Với vệc sử dụng dịng ý thức, nhân vật hiện lên một cách chân thực, sống động. Bằng cách này, Châu Diên không chỉ sống cùng nhân vật của mình mà cịn mở thêm một cách cửa để cho người đọc cùng suy nghĩ, cũng vui, cùng buồn với nhân vật của mình.
44