Khơng gian mang màu sắc kì ảo

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 56 - 57)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.4.1.2. Khơng gian mang màu sắc kì ảo

Người sông Mê gây ấn tượng với người đọc cịn bởi khơng gian mang màu sắc kì ảo của nó. Đó là khơng gian của người chết, của cõi âm. Không gian đầy hắc ám ây gợi lên ám ảnh qua lời kể của bà nội: “Người chết xuống âm ty, đi qua sông Mê. Lội qua sông Mê là bắt đầu quên. Dưới đó đầy các quan. Các quan đứng sẵn dưới đó đón ở bến Lú, lúc đó mình mệt rồi thì các quan cho mình ăn thêm bát cháo

57

Lú nữa. Thế là quên sạch. Chẳng cịn nhớ gì mọi điều dương gian… quên mình con ai, cháu ai… quên mắc ơn quên mắc nợ…” [13, tr.31], “xuống đó chỉ cịn một cuộc sống thiếu thơng tin, khơng có thơng tin cắt đứt hết với mọi thông tin một cuộc sống chỉ dành cho lũ nô lệ” [13, tr.39]. Ngay cả cái không gian nhà thờ cũng hiện lên rùng rợn, có gì đó ma qi. Ông Mãnh chẳng hiểu sao khi tỉnh dậy thấy mình mặc cái áo chồng đen hệt như một cụ đạo, và đang đi dạo trong khu vườn giống hệt như khu vườn có một ngơi nhà thờ toàn làm bằng gỗ ngày xưa. Sau khi rửa tội cho cơ gái có tên Hoa, trước cái lúng liếng có vẻ trêu chọc của cơ gái đến xưng tội, ông đã vội nắm lấy cánh tay áo cơ gái thì chỉ túm được cái tay áo lủng lẳng bên trong chẳng có da thịt, đã thất thần hét toáng lên “Ma!”. Ơng cố gắng tìm cách gạt cái ý nghĩ xa lạ đó so với tơn giáo của mình. Tơn giáo của ơng khơng có ma, khơng tin vào việc có ma ở đời nhưng ông vẫn băn khoăn “rõ ràng cô gái như con ma, cái ống tay áo bên trong chẳng có gì cả” [13, tr.280].

Khơng gian ấy còn được hiện lên rùng rợn hơn khi xuất hiện những âm thanh lạ, với bóng ma…, mang đặc điểm của cõi âm ty, địa phủ. Bước vào phịng thí nghiệm với bạn bè, một cậu học sinh ở tỉnh xa như có linh cảm về điều gì đó lạ lùng ở trong căn phịng: “Khiếp, có mùi gì trong này ấy… Này các cậu nhìn lên trần nhà kìa… Cứ như có cái gì trên kia kìa” [13, tr.62]. Chưa hết lo lắng, khi ngồi trong phòng học, những âm thanh phát ra từ trần nhà càng khiến cậu trở nên hoảng sợ: “Thưa cơ… Trên trần nhà có gì xẹt xẹt ấy…eo ơi…” [13, tr.64].

Dùng yếu tố kì ảo vẽ lên màn sương hùn bí, đẩy ngịi bút tiểu thuyết của mình trơi dạt trong cõi âm ty, địa phủ đó, Châu Diên đã mở rộng giới hạn phản ánh hiện thực.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)