MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ
3.3.2.3. Giọng triết lý, suy ngẫm
Giọng điệu triết lý, suy ngẫm là thế mạnh của văn xuôi Châu Diên. Với
Người sông Mê, bằng giọng điệu này, tác giả đã đặt ra trong tác phẩm của mình
hàng loạt các vấn đề cuộc sống hơm nay để nhân vật – nhà văn – bạn đọc cùng tranh luận: vấn đề cá nhân – xã hội, vấn đề suy nghĩ – hành động, vấn đề lí tưởng – hiện thực, vấn đề đạo đức, vấn đề sống – chết… Cũng như quan niệm của Ma Văn Kháng, văn chương là “chuyện đời”, là “dịng đời, mạch sống với những dịng chìm
nổi, mạch lộ thiên”, Châu Diên, để nắm bắt được chiều sâu hiện thực cuộc sống ấy, đã ln có ý thức nâng tầm triết luận trong sáng tác của mình. Đó là cách nhà văn suy ngẫm về lẽ đời, về cuộc sống, để bảo vệ những giá trị thiêng liêng của cuộc sống.
Trong Người sông Mê, Châu Diên đã khai thác thành công ngôn ngữ độc
thoại nội tâm để nhân vật bộc lộ tình cảm, nghĩ suy, quan niệm về cuộc sống của mình. Chính Hoa cũng khơng hiểu khi cuộc sống có q nhiều nghịch lý: “Hay thật, mình cho hắn tự do thì hắn sợ nhưng khi hắn nhào vào tự dành lấy cái tự do chốc lát thì hắn dám, thơi được dẫu sao cũng là bài học đường đời cho ta” [13, tr.202]. Đứng trước hiện thực cuộc sống đầy nhố nhăng, phức tạp, không hề đơn giản, anh chàng nông dân Chiền Chiền cũng triết lí: “Ta làm sao có thể có lý với cái bối cảnh khơng chịu có lý? Bây giờ thì mình hiểu rồi, chiến đấu chống sự ngu dốt là khó nhất!” [13, tr.43]. Và ơng giáo sau những tháng ngày vật vã trong vịng xốy của cuộc sống, sau những va chạm, cũng nhận ra “cuộc đời này là cả một mớ bòng bong, tự cụ không thể giải ra nổi” [13, tr.110].
Tính triết lý, suy ngẫm của Châu Diên càng được thể hiện sâu sắc hơn khi nhà văn đào sâu vào vấn đề sống và chết. Cái thành cơng của nhà văn là mượn lời
nói của hai nhân vật, một nhân vật đã từng muốn chết, nhưng thoát chết, một nhân vật đã chết, đã qua sông Mê để suy luận về cuộc sống. Bà giáo sau cơn tai biến tinh thần đã hiểu được rằng cuộc sống này, dù “mình có chết thì nó vẫn y ngun như
54
cũ” [13, tr.106]. Với Khánh, người đã qua sông Mê, nhưng còn chưa ăn bát cháo Lú đã suy ngẫm: “chết là hết…chết là bất lực. Có thể ở bên kia biên giới sống chết mình cịn muốn làm điều gì đó, nhưng chết thì dứt khốt muốn làm mà chẳng được (…). Chết là chẳng cịn một tí gì uy qùn hết” [3, tr.186]. Từ đó, Châu Diên muốn đưa đến một quan niệm triết lí về cuộc đời. Cảm nhận giá trị cuộc sống cũng như một đơi mắt. “Một đơi mắt đẹp vì có ta nhìn vào và có ta cảm nhận nó đẹp. Một đơi mắt khơng đẹp vì ta dửng dưng thành thử nó đẹp mà không đẹp” [13, tr.45].
Với giọng điệu triết lý, suy ngẫm, Châu Diên đã đem đến một sức nặng nghệ thuật riêng, một sức hấp dẫn riêng về mặt trí tuệ. Đó cũng là lí do vì sao tác phẩm lại có sức hấp dẫn độc giả đến vậy.