Ngôn ngữ nhiều cảm giác, đa nghĩa và giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 48 - 49)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.3.1.2. Ngôn ngữ nhiều cảm giác, đa nghĩa và giàu hình ảnh

Quan sát bức tranh tổng thể của Người sông Mê, có thể thấy nhan đề Người sơng Mê chính là “cú huých” đầu tiên vào tâm lí, thị hiếu độc giả, tạo nên ở họ một loạt “phản ứng dây chuyền”, buộc sự tưởng tượng và ý nghĩ phải mở rộng đến những biên giới xa lạ, để rồi bị ám ảnh, suy tư khơng dứt. Chính sự trộn hịa một cách nhuần nhuyễn giữa cái thực và cái ảo khiến ý tưởng khơng lộ trần ra bên ngồi

mà nằm ở tầng sâu, khuất trong mê trận ngôn từ.

Khám phá tác phẩm Người sông Mê, ta sẽ bắt gặp trong đó một mạng lưới từ

ngữ đầy “ma lực”: địa ngục, hỏa thiêu, ma quỷ hiện hình, ma đuổi, âm ty, phủ tạng,

lục địa đen, luân hồi, giải oan, lục phủ ngũ tạng, lũ ma đói… Kèm với chúng là

những từ ngữ chỉ cảm giác bất an, nỗi lo âu, sợ hãi: “thiếp đi hoặc ngất đi, hoặc toi đời rồi hoặc đã từ giã cõi đời hoặc nói đơn giản đã chết hẳn rồi cũng nên”, “chết hẳn (…) hay còn ngắc ngoải”, “xuống âm ty chưa trọn đường về ngã chết”, “máu lại trào ra ộc ra”, “giẫy giẫy máu trào ra miệng ra mũi”, “nó mê đi, nó lăn đi, nó trào sơi (…) mà xốc tới”; những từ ngữ mang tính chất kì bí, lạ lùng, hư huyễn, như có như không: “nước chảy bèo trôi”, “số mệnh an bài”, “kiếp ảo”, “kiếp họa”, v.v… Không quá đậm đặc, ghê sợ như trong Nỗi buồn chiến tranh, Những đứa trẻ chết già, Cơ hội của Chúa… Ở Người sông Mê, những từ ngữ ám gợi này giống như một

chất xúc tác gây nên một phản ứng mạnh, giúp nhà văn khắc hoạ chân thực hơn diện mạo bức tranh hiện thực mn màu, khiến bất kì ai có dịp tiếp xúc với tác phẩm cũng sẽ “mãi mãi bị ám ảnh”, vang vọng “một nỗi buồn khơng kích thước”.

49

của cõi vô thức, của giấc mơ với sự tỉnh táo của hồi ức, của những bột phát không thể kìm nén, một thứ ngôn ngữ phi không gian, phi thời gian để cất lên tiếng nói hiện tại đầy biến hố - một tiếng nói đa thanh, đa sắc: “đó khơng phải lỗi của ai đâu con ạ, đó là lỗi của khơng khí, lỗi của gió lỗi của mưa lỗi của nắng, lỗi của những con chó sủa nhí nhách suốt đêm bên vườn nhà hàng xóm, lỗi của những cặp mèo hoang gào thét trong đêm…” [13, tr.279]. Trong tác phẩm còn xuất hiện nhiều đoạn đối thoại khơng có dấu hiệu nhận biết, nhiều chỗ không đánh dấu câu và nhất là sự phóng túng, đậm đặc trong cách dùng dấu ba chấm (800 lần). Những dấu ba chấm này không đơn thuần là một dấu chấm câu thể hiện ý liệt kê còn dang dở mà là sự đứt nối, lửng lơ của tâm trạng con người mà Châu Diên muốn diễn đạt. Chính cái lơ lửng trong chiều không thời gian huyễn hoặc ẩn tàng trong dấu ba chấm này đã tạo cơ hội cho người đọc tự do suy tư cùng nhân vật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)