Không gian chập chờn trong cõi vô thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 57 - 59)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.4.1.3. Không gian chập chờn trong cõi vô thức

Trong Người sơng Mê cịn tồn tại những miền không gian trong cõi vô thức:

không gian dự cảm, không gian giấc mơ, không gian tâm linh. Ở đó, “những suy nghĩ, cảm giác ở ngoài ý thức, là những gì bản thân con người hồn tồn khơng có ý thức được” [33, tr.98], hiện ra “dưới các dạng thức: mộng mị, giấc mơ, trạng thái mê sảng, những hồi ức, những ẩn ức của con người” [2, tr.27]. Không gian của cõi

58

vô thức thường được hiện lên qua những dự cảm về cái chết trong giấc mơ của Khánh: “giữa đêm mình thức giấc bỗng mình biết rõ chắc chắn chẳng còn nghi ngờ gì nữa là em gái đã chết. Ôi, tội thân em gái một cái mặt trịn hai cái gót son em đi đâu. Sụt sùi rồi nức nở” [13, tr.29]. Mà thực ra em gái Khánh có bao giờ chết đâu. Bóng tối hắc ám bao trùm lấy nhân vật, đặc tả một không gian tù đọng, chập chờn hư -ảo, mộng mị. Ám ảnh về cái chết gợi lên một không gian hiện thực nhuốm màu u tối, ghê sợ. Trong giấc mơ của Hoa, Hoa cảm giác như có người cầm dao đến giết mình. Hoa sợ, tưởng tượng “như thể đang bị một trận nước lụt cuốn đi. Hoa ríu ríu chân bỏ chạy nhưng có cái gì đó kéo lại, muốn đứng dậy không đứng nổi, muốn dùng hai cánh tay quăng ra đánh lại cái gì đó mình cần đánh nhưng khơng đánh nổi…” [13, tr.203]. Không - thời gian ngưng đọng, khiến cho nhân vật quay cuồng trong cõi vơ thức.

Qua dịng tâm trạng của nhân vật với những miền suy tưởng, những hồi niệm, kí ức, người đọc được bước vào những khơng gian khác nhau. Đó là không gian vườn con của bà ngoại với giàn hoa sói trong trí nhớ của Khánh; khơng gian của cánh rừng trường sơn thơ mộng dưới dịng hồi ức của người lính mơ mộng một thời:“rừng lim mạn Nam một tỉnh Trung du nơi có trời vơ cùng cao xanh và có những dịng kênh dài thơ mộng những làng quê đồi thông thơ mộng những con đường đỏ len lách dưới tán lá xanh đồi thông thơ mộng” [13, tr.49]. Đó cịn là khơng gian gợi lên qua ảo giác của nhân vật. Không gian con đường hiện lên trong trí tưởng tượng của Khánh như một mê cung của một dịng sơng với nhiều ngã rẽ, nhiều con đường cứ mờ ảo, chập chờn trong cõi vô thức, “những con đường nhánh đổ vào đường lớn đúng là vơ số những dịng nước nhỏ đang róc rách chảy dồn vào con sông lớn. Bao la bên dưới là cả một vùng nước. giữa vùng nước nổi lên những đảo xanh rờn màu lá cây cùng những đảo màu vàng lơ nhơ những mái ngói đỏ bên dưới là những bức tường sơn xanh…” [13, tr.34]. Không gian cánh rừng u ám, lạnh lẽo, “nơi rừng thiêng nước độc” trong ảo giác, linh cảm của Khánh nơi đứa em trai của Hoa đã chết.

59

Với Người sông Mê, Châu Diên mở ra những miền không gian mới. Nhà văn

đã chú ý giảm bớt sắc màu của không gian hiện thực, gia tăng yếu tố kì ảo để tạo dựng nên những không gian huyền ảo, không gian tâm tưởng, mở ra nhiều chiều kích cỡ, trạng thái khác với không gian hiện thực. Từ những bình diện khơng gian mới, nhà văn đã tìm đến những con đường khác nhau để lý giải cuộc sống, khám phá tình trạng hiện sinh của con người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)