Cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 40 - 41)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.1.2. Cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh

Một nhà tiểu thuyết gia người Pháp từng nhấn mạnh: “Cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu” [22]. Như vậy, người viết tiểu thuyết có thể phá vỡ những khuôn “sẵn có” để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo một hình thức kết cấu mới. Trong sự vận động không ngừng của thể loại, nhất là tiểu thuyết không thể có hình thức kết cấu tối ưu. Điều quan trọng là người viết tiểu thuyết phải biết vận dụng thích hợp các kiểu kết cấu để đạt tới giá trị phản ánh và tầm nhận thức mà thể loại mang lại.

Cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh là nét sáng tạo và độc đáo của Châu Diên trong Người sông Mê. Quan sát tiểu thuyết Người sông Mê, người đọc sẽ dễ nhận thấy cốt truyện của nó có nét rất gần với Kinh thánh, cụ thể ở kết cấu mở đầu – kết thúc. Tương ứng với kết cấu mở đầu – kết thúc trong Kinh thánh với hai phần là “Sáng thế” (nguồn gốc thế giới) và “Khải thị” (sự tiết lộ một điều huyền bí đã được giấu kín), Người sông Mê của Châu Diên cũng xây dựng dựa theo kết cấu hai phần mở - kết là Khải bút huyền bút, tạo nên một kết cấu mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốn.

Mượn môtip bảy ngày sinh ra trời đất, vũ trụ trong Kinh thánh: “Ngày thứ nhất - ánh sánh, Ngày thứ hai - bầu trời, Ngày thứ ba - đất khô và thảo mộc, Ngày thứ tư – mặt trời, mặt trăng và sao, Ngày thứ năm - Chim và cá, Ngày thứ sáu – các loài thú trên đất và loài người, Ngày thứ bảy - nghỉ ngơi…” [18, tr.1-2], Châu Diên đã từng bước hé mở tác phẩm của mình một cách đầy bất ngờ, lí thú, tạo nên sự bất ngờ cho người đọc. Mở đầu là “Trời và Đất cho sinh một Ngày đầu tiên, trong ngày đó có câu chuyện liên quan đến cô gái tên là Hoa. Và Hoa xuất hiện” [13, tr.5]. “Thế rồi tiếp theo một Ngày đầu tiên thì đã có một buổi tối, nói cho đúng ra là một thời khắc tranh tối tranh sáng. Và thời khắc tranh tối tranh sáng xuất hiện” [13,

41

tr.6]. “Tiếp theo một Ngày và một Thời khắc tranh tối tranh sáng ” thì cũng sinh ra một Đêm. Và thế rồi Đêm buông xuống” [13, tr.8]. “Chỉ có ba Thời khắc không đủ những bảy Ngày nên không có ngày nghỉ và cũng không có thời khắc cho sự nghỉ ngơi. Không như chỗ khác, đây chỉ có ba Người, không xôn xao ồn ào như chỗ khác, chỉ mới có ba người và ba thời khắc… Thế rồi cuốn sách sinh ra giữa bụi và khói, và đêm và ngày, và tranh tối tranh sáng, và yêu và thương, ra đời giữa tỉnh và mơ. Và cuốn sách được sinh ra” [13, tr.10]. Bằng cách này, Châu Diên đã cùng người đọc đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, từng bước vén mở bức màn đi vào tác phẩm.

Đến cuối tác phẩm, khi hiện thực cuộc sống đã hoàn toàn đã bị đổ vỡ, bị nghiền nát thành từng mảnh vụn, rời rạc, khó chắp nối, nhà văn bỗng nhiên cho nhân vật ông Mãnh là một người có khả năng biết tuốt mọi chuyện xuất hiện. Sự xuất hiện này là một dụng ý nghệ thuật tinh vi của Châu Diên góp phần lắp ghép những mãnh vụn, rời rạc, đổ vỡ của hiện thực cuộc sống, nhằm giải mã cuộc sống, hé mở những điều huyền bí về cuộc sống. Song nhà văn chỉ đóng vai trò là người trao chìa khóa, còn công việc của người đọc là tự mình mở cánh cửa đó. Một kết thúc mở, bỏ ngỏ cho người đọc tự khám phá, tự nhận diện và tri nhận giá trị về cuộc sống. Bởi “ý nghĩa của nó chính là ở chỗ không có kết thúc. Không cần phải nói ra tất cả, đó chính là một bí quyết trong tình yêu cũng như trong nghệ thuật” [17, tr.142].

Sử dụng cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh, Châu Diên không những làm tăng tính biểu đạt cho tác phẩm, thể hiện được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn mà còn đem đến cho tiểu thuyết việt Nam hiện đại một hình thức mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)