Thực trạng công tác dự báo RRTD của các tổ chức tín dụng 3 3 1 Phương pháp dự báo RRTD tại các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu DỰ báo rủi RO tín DỤNG TRONG đầu tư PHÁT TRIỂN đội tàu CONTAINER của VIỆT NAM 55 (Trang 114 - 124)

Để đánh giá thực trạng việc áp dụng các phương pháp dự báo RRTD tại các tổ chức tín dụng tác giả thực hiện điều tra khảo Sát tại tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (gồm 41 tổ chức tín dụng) tại Việt Nam Các phương pháp dự báo, đánh giá RRTD đang áp dụng tại 41 tổ chức tín dụng được tập hợp tại bảng Sau:

Bảng 3 10: Các phương pháp dự báo rủi ro đang áp dụng tại các tổ chức tín dụng Việt Nam

Nguồn: Tác giả tự thu thập thông qua khảo sát tại 41 TCTD

Để đảm bảo công tác được đo lường, đánh giá và dự báo RRTD đảm bảo chính xác và tin cậy, các tổ chức tín dụng có thể Sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp nhận định rủi ro với nhau Sau đây tác giả đi nghiên cứu Sâu quy trình tổ chức thực hiện dự báo với từng phương pháp riêng biệt, đánh giá điểm mạnh cũng như hạn chế của mỗi phương pháp dự báo RRTD

STT Các phương pháp dự báo RRTD TCTD ápSố lượng dụng

Tỷ lệ

1 Xin ý kiến ban lãnh đạo 40 98%

2 Phương pháp chuyên gia 33 80%

3 Đánh giá tín nhiệm 40 98%

4 Ngoại xuy xu hướng 41 100%

5 Chạy dòng tiền NPV, IRR 37 90%

6 Mơ phỏng/mơ hình hóa 6 15%

7 Khác (Tra CIC, tìm hiểu thơng tin bên

* Phương pháp xin ý kiến ban lãnh đạo

Đây là phương pháp dự báo định tính, được đa Số các Ngân hàng đang áp dụng do hai yếu tố cơ bản, một là Sự thuận lợi nhanh chóng trong q trình thẩm định cần nhận định rủi ro cán bộ thẩm định xin ý kiến của ban lãnh đạo Ngân hàng về dự án đang xEm xét, nếu đạt được Sự đồng thuận thì tiếp tục triển khai, thứ hai là gắn với công tác báo cáo cấp trên trong quá trình làm việc của cán bộ thẩm định

Nhận xét: việc nhận định rủi ro thEo phương pháp này mang nặng ý chí chủ quan của lãnh đạo ngân hàng Nếu ban lãnh đạo là những người có kinh nghiệm, am hiểu Sâu về lĩnh vực thẩm định và đặc biệt là có Sự khách quan khi đưa ra ý kiến Sẽ đưa ra nhận định có độ tin cậy cao, ngược lại nếu như họ không am hiểu Sâu về lĩnh vực và bị tình cảm chi phối trong mối quan hệ với chủ thể thẩm định Sẽ đưa ra những nhận định khơng chính xác về đối tượng dự báo

* Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo định tính thơng qua thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học[31] Quá trình áp dụng phương pháp chun gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn: -

- -

Lựa chọn chuyên gia;

Trưng cầu ý kiến chuyên gia;

Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo

Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên hiểu biết Sâu Sắc, kinh nghiệm phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén Các tổ chức tín dụng thường thành lập hội đồng tín dụng trong đó

thành viên là các chun gia có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, đánh giá rủi ro tiềm ẩn Sau khi xin ý kiến từng thành viên về dự án hội đồng tín dụng Sẽ tổng hợp và ra quyết định tài trợ hay từ bỏ đầu tư Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ Sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tình hình hiện tại và tương lai phát triển của một lĩnh vực khoa học dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia Phương pháp này dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết của các chun gia, qua đó để có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa nguy cơ phá Sản và các nhân tố ảnh hưởng đến nó Kinh nghiệm được tích lũy từ:

- -

-

Những quan Sát và trải nghiệm thực tế mang tính chủ quan;

Phỏng đốn về mối tương quan của việc kinh doanh và có nguy cơ phá Sản;

Các kiến thức kinh tế liên quan tới việc có nguy cơ phá Sản Có rất nhiều mơ hình Sử dụng phương pháp chun gia và thường được nhóm dưới tiêu đề là lớp mơ hình chẩn đốn và được chia thành: Bảng câu hỏi đánh giá cổ điển; Hệ thống định tính; Hệ thống chuyên gia

Những mơ hình này thường Sử dụng mối quan hệ giữa trả nợ và cho vay của đối tượng được đánh giá, để đưa ra những đánh giá về nguy cơ phá Sản của các doanh nghiệp và người đi vay trong tương lai Chất lượng của những mơ hình chuẩn đốn phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của các chuyên gia tín dụng chính xác đến mức nào Hơn nữa, không chỉ những nhân tố liên quan tới nguy cơ phá Sản được xác định bằng kinh nghiệm mà mức độ tương quan và trọng Số của chúng trong toàn bộ đánh giá cũng được đánh giá dựa trên kinh nghiệm chủ quan Phương pháp này

dễ thực hiện Song mất nhiều thời gian do phải trình hồ Sơ qua nhiều chuyên gia để nghiên cứu và đưa ra ý kiến Đồng thời phương pháp này phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cá nhân được lấy ý kiến Trong nhiều trường hợp ý kiến của các chuyên gia có Sự phân tán thậm chí mâu thuẫn nhau nên khơng đưa ra được kết quả chính xác

Nhận xét của tác giả đối với phương pháp: - - Ưu điểm: Dễ thực hiện; Chi phí thấp Nhược điểm:

Độ tin cậy không cao do phụ thuộc vào nhận định mang tính chủ quan của chuyên gia; Trong trường hợp các ý kiến phân tán khó đưa ra được nhận định chung

* Phương pháp xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm là phương pháp định lượng thơng qua kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín trong quan hệ tín dụng của người vay nợ [45, tr 231] Trên góc độ của ngân hàng thương mại xếp hạng doanh nghiệp là đánh giá hiện thời và dự đoán tương lai về khả năng của người đi vay về việc hoàn trả tiền gốc và lãi của một khoản nợ nhất định ThEo phương pháp này các TCTD Sẽ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) khách hàng, từ hệ thống này căn cứ các yếu tố mà khách hàng đáp ứng Sẽ cho kết quả xếp hạng của từng khách hàng Hệ thống xếp hạng tín dụng của NHTM nhằm cung cấp những dự đốn khả năng xảy ra RRTD có thể được hiểu là Sự khác biệt về mặt kinh tế giữa những gì mà người đi vay hứa thanh tốn với những gì mà NHTM thực Sự nhận được

Hệ thống XHTD giúp NHTM quản trị RRTD bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm Sốt mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi Suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám Sát Sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục thEo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an tồn Phương pháp XHTD ngày càng có vai trị quan trọng trong q trình các Ngân hàng thực hiện tiêu chuẩn BaSEl II[45, tr 231], do đó tiếp tục được các ngân hàng đầu tư nâng cấp hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ để tăng cường độ chính xác

* Phương pháp ngoại Suy xu hướng

Đây là phương pháp định tính được 100% các tổ chức tín dụng triển khai, ngân hàng Sẽ phân tích các thơng tin định tính và định lượng của khách hàng để dự đốn xu hướng vận động từ đó để ra quyết định cấp tín dụng Q trình đánh giá này phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ thẩm định tín dụng trong việc lựa chọn các yếu tố để phân tích, mức độ quan trọng của từng yếu tố Như vậy thơng qua phân tích các thơng tin từ khách hàng, cán bộ tín dụng Sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng khách hàng từ đó xEm xét từ chối hoặc chấp nhận khoản vay Nhìn chung phương pháp này tận dụng được kinh nghiệm của từng nhân viên tín dụng nhưng chất lượng đánh giá cịn phụ thuộc vào năng lực và trình độ của cán bộ thực hiện Một mơ hình phán đốn thEo phương pháp ngoại Suy mà được các ngân hàng áp dụng phổ biến nhất hiện nay là mơ hình “5C”[9, tr63-64] Trong mơ hình này ngân hàng Sẽ phân tích năm yếu tố Sau đây để đánh giá rủi ro của khách hàng từ đó tiến tới quyết định cấp tín dụng:

CharactEr: Thể hiện danh tiếng, thiện chí trả nợ và lịch Sử trả nợ của khách hàng Đây là một yếu tố vơ hình rất khó phán đốn, đánh giá và nó

địi hỏi kinh nghiệm trong nhìn nhận khách hàng của người phân tích Yếu tố này thường được đánh giá dựa trên cơ Sở đánh giá lịch Sử quan hệ tín dụng của khách hàng (tra cứu dữ liệu thơng tin tín dụng khách hàng thơng qua Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam - CIC), tư cách của người quản lý điều hành doanh nghiệp, uy tín của khách hàng trên thị trường…; Yếu tố này được tác giả đưa vào trong mơ hình dự báo với biến “Uy tín của chủ đầu tư”

Capital: Thể hiện năng lực tài chính của khách hàng Phân tích tình hình tài chính trong q khứ như lợi nhuận hàng năm, khả năng tạo tiền cũng là một dự báo đáng chú ý cho tình hình tài chính trong tương lai của khách hàng Hiện tại tất cả các TCTD của Việt Nam đều yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính hàng năm làm cơ Sở để đánh giá năng lực tài chính Thơng qua các kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ thẩm định Sẽ đánh giá được năng lực tài chính tại thời điểm thẩm định và trên cơ Sở đó dự báo rủi ro về tài chính trong tương lai Với phương pháp này TCTD hồn tồn có thể đưa ra những nhận định khơng chính xác về khách hàng do mức độ tin cậy của Số liệu tài chính khách hàng cung cấp Để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, các TCTD khuyến khích và tăng mức độ tín nhiệm đối với các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn Kể cả trong

trường hợp được kiểm toán việc dự báo RRTD trên cơ Sở Số liệu của quá khứ vẫn chứa đựng nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định do Số liệu phản ánh chỉ ghi nhận tại một thời điểm, trong khi đó luồng tài chính của doanh nghiệp ln vận động và các Số liệu, chỉ tiêu tài chính cũng thay đổi thEo Như vậy việc Sử dụng Số liệu quá khứ để đánh giá rủi ro cho tương lai rõ ràng chứa đựng Sự không phù hợp về mặt thời gian Tuy nhiên, trong bối cảnh có cịn hơn khơng, và đặc biệt trong ngắn hạn việc phân tích tài chính doanh nghiệp để đưa ra những dự báo về RRTD

vẫn là phương pháp dễ thực hiện và có giá trị nhất định Yếu tố năng lực tài chính được đưa vào mơ hình dự báo qua biến “Năng lực tài chính”

Capacity: Thể hiện tư cách đi vay (tư cách pháp lý), khả năng trả nợ của khách hàng Yếu tố này được đánh giá thông qua việc khách hàng có đáp ứng các quy định của pháp luật về mặt pháp lý như tư cách pháp nhân, người đại diện thEo pháp luật, các điều kiện kinh doanh… Yếu tố này có vai trị quan trọng trong việc xác lập các hợp đồng, văn kiện ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa hai bên Nếu khách hàng có tư cách pháp lý đầy đủ Sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro Yếu tố này tác giả khơng đưa vào mơ hình dự báo do mặc định các doanh nghiệp đi vay vốn đầu tưa tàu

containEr hoàn toàn đáp ứng yêu cầu pháp lý

CollatEral: Yếu tố tài Sản bảo đảm, đây là nguồn trả nợ thứ hai trong trường hợp khách hàng không trả được nợ từ nguồn trả nợ chính (nguồn thu từ hoạt động kinh doanh) Tài Sản đảm bảo an toàn phải thỏa mãn 3 điều kiện:

Pháp lý rõ ràng: tính pháp lý của tài Sản thể hiện ở quyền Sở hữu/Sử dụng tài Sản hợp pháp của người thế chấp Tài Sản có hồ Sơ pháp lý chứng minh quyền Sở hữu/Sử dụng Tài Sản khơng có tranh chấp, không bị kê biên, không bị hạn chế về quyền tài Sản Tính pháp lý của tài Sản còn thể hiện ở việc chủ Sở hữu/Sử dụng tài Sản có đầy đủ quyền định đoạt tài Sản, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để tham gia vào các giao dịch dân Sự mà cụ thể là giao dịch thế chấp tài Sản cho ngân hàng Khi nhận tài Sản có đẩy đủ tính pháp lý Sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong quá trình xử lý tài Sản (nếu có) Thực tế tại Việt Nam việc xử lý tài Sản bảo đảm mất rất nhiều thời gian, đặc biệt cùng một giao dịch dân Sự có nhiều bộ luật chi phối thậm chí phủ định lẫn nhau, khi xảy ra tranh chấp nếu tính pháp lý khơng đảm bảo có thể dẫn đến vơ hiệu hợp đồng

bảo đảm, không xử lý được tài Sản trong q trình kê biên thi hành án do đó quyền và lợi ích của ngân hàng bị ảnh hưởng

Có khả năng định giá: Tài Sản có khả năng định giá trước hết thể hiện về mặt giá trị tài Sản Rõ ràng tài Sản khơng có giá trị đương nhiên khơng có ý nghĩa trong việc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ nếu khoản vay gặp rủi ro Giá trị tài Sản càng cao càng nâng cao ý thức trách nhiệm của khách hàng vay vốn do đó giảm thiểu RRTD Khi tài Sản có giá trị thì giá trị của tài Sản phải định giá được tức là có cơ Sở để xác định giá trị cụ thể là bao nhiêu từ đó mới tính tốn được giá trị thu hồi được từ tài Sản và trên cơ Sở đó quyết định cho khách hàng Sử dụng quy mơ tín dụng như thế nào để đảm bảo an tồn Thơng thường mức cho vay Sẽ thấp hơn giá trị tài Sản bảo đảm

Có tính khả mại: Tình khả mại thể hiện khả năng tài Sản có dễ dàng được mua bán trên thị trường hay khơng Điều này hết Sức quan trọng vì nếu khơng bán được tài Sản để chuyển hóa thành tiền thì ngân hàng cũng khơng thể thu hồi nợ Tính khả mại của tài Sản càng cao thời gian ngân hàng bán tài Sản lấy tiền để thu hồi nợ càng nhanh do đó càng an tồn cho ngân hàng Chính vì điều này, các ngân hàng căn cứ vào tính khả mại của tài Sản để quy định tỷ lệ cho vay trên giá trị tài Sản khác nhau, mỗi ngân hàng tùy vào từng thời điểm Sẽ quyết định tỷ lệ cụ thể tỷ lệ cho vay phù hợp với khẩu vị rủi ro từng thời kỳ như bảng 3 10 dưới đây quy định tỷ lệ cho vay tại ViEtinBank giai đoạn 2014-2019:

Bảng 3 11: Tỷ lệ cho vay/giá trị tài Sản bảo đảm của một Số nhóm tài Sản tại ViEtinBank giai đoạn 2014-2019

STT Nhóm tài Sản Tỷ lệ cho vay (%)

1 Tài Sản thanh khoản cao 100

Nguồn: Ngân hàng TMC Công Thương Việt Nam – VietinBank [48]

Mặc dù tài Sản bảo đảm có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm trả nợ Song, trong mơ hình dự báo tác giả xây dựng khơng đưa nhân tố tài Sản bảo đảm là nhân tố ảnh hưởng nhằm loại bỏ tác động từ yếu tố giá trị tài Sản thứ

Một phần của tài liệu DỰ báo rủi RO tín DỤNG TRONG đầu tư PHÁT TRIỂN đội tàu CONTAINER của VIỆT NAM 55 (Trang 114 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w