Yêu cầu về kỹ năng(KN)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 37 - 40)

* Một số kỹ năng cụ thể của giảng viên trong trường đại học như:

- Kỹnăng về giảng dạy (KN1): là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng của người giảng viên bởi vì nhiệm vụ chính của giảng viên là dạy học. Kỹ năng này được tạo thành bởi các kỹ năng thành phần sau:

+ Kỹ năng chuẩn bị bài giảng: Đòi hỏi người giảng viên phải lựa chọn được các loại tài liệu tham khảo, xác định được mục đích, yêu cầu và các kiến thức, kỹ năng cơ bản, lựa chọn được phương pháp giảng dạy, các bước hướng dẫn để hình thành kỹ cho người học, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với từng bài giảng và trình độ tiếp thu của người học.

Kĩ năng chuẩn bị bài giảng càng tốt bao nhiêu thì quá trình lên lớp tiến hành bài giảng càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Một giảng viên không thể truyền đạt kiến thức tốt nếu như bản thân họ không có kĩ năng chuẩn bị bài tốt. Nếu giảng viên chuẩn bị bài sơ sài, lựa chọn sai phương pháp, xác định không đúng mục tiêu, yêu cầu của bài giảng sẽ làm cho quá trình dạy- học đi đến thất bại.

Mặt khác, tùy từng nội dung, tùy từng môn học, tày từng đối tượng mà người giảng viên lựa chọn phương tiện, thiết bị phù họp.

Rõ ràng kĩ năng chuẩn bị bài tốt sẽ đóng vai trò quyết định tạo nên sự thành công của bài giảng.

+ Kỹ năng tiến hành bài giảng: Sau giai đoạn chuẩn bị sẽ là giai đoạn thực hiện bài giảng, giảng viên truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho người học thông qua hoạt động giảng dạy thực tế trên lớp. Giảng viên phải là người có khả năng tổ chức các hoạt động, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong suốt giờ học. Các hoạt động cụ thể của giảng viên trên lớp như: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng dạy bài mới, định hướng cho sinh viên tự học... Để việc giảng dạy có hiệu quả giảng viên phải có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học đồng thời kết hợp với những nguyên tắc truyền đạt như đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp, từ cụ thể đến trừu tượng...

Trước đây, quá trình giảng dạy chủ yếu dựa trên phương pháp thuyết trình, nghĩa là người thầy đóng vai trò quyết định trong việc truyền đạt kiến thức và sử dụng ngôn ngữ nói là chính. Ngày nay với những tiến bộ của khoa học- công nghệ quá trình giảng dạy dựa trên nhiều phương pháp, nhiều phương tiện và do đó người học có cơ hội được phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc nắm bắt kiến thức.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới trong công tác giáo dục - đào tạo, người giảng viên không giảng lại trên lớp những gì đã có trong giáo trình mà yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu. Đây là phương pháp giảng dạy đòi hỏi tính tích cực từ hai phía: Người dạy và người học. Đặc biệt đối với người dạy phải biết lựa chọn phần trọng tâm, phải chọn giảng những nội dung cơ bản nhất, phải biết nêu vấn đề để người học suy nghĩ và tìm cách luận giải. Như vậy, một người giảng viên giỏi không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho người học mà còn là người luôn biểt khơi dậy và phát huy trí tuệ của người học.

Như vậy kĩ năng tiến hành bài giảng được xem là thành công khi người giảng viên biết hướng dẫn, khơi dậy sự ham mê khám phá tìm hiểu kiến thức của người

học. Khiến cho người học không chỉ làm chủ kiến thức ngay khi ngồi trên lớp, mà còn có một phương pháp khoa học để tự học, tự tìm hiểu,tự lĩnh hội thêm kiến thức thông qua các nguồn tài liệu, các phương tiện khoa học kĩ thuật tiên tiến. Trên một phương diện nào đó, người thầy phải truyền được “lửa” cho học trò trong tiến trình tìm kiếm tri thức khoa học.

- Kỹ năng sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học (KN2): sựphát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ dẫn tới sự xuất hiện hàng loạt các phương tiện và thiết bị giảng dạy hiện đại như projector, overhead, bảng điện tử. Hiểu biết và có khả năng sử dụng các thiết bị và phương tiện này sẽ đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đối với người giảng viên. Thử hình dung trong một giờ học, nếu giảng viên có khả năng sử dụng các mô hình, đoạn phim có tính hiện thực cao sẽ làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn sự chú ý và tạo hiệu quả cao trong nhận thức của sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc dạy tốt và học tốt.

- Kỹnăng về ngôn ngữ vàgiao tiếp sưphạm (KN3): Đó là năng lực biểu đạt rõ ràng mạch lạc ý nghĩa và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt. điệu bộ, thể hiện trong việc xử lý các mối quan hệ thường ngày cũng như trong hoạt động sư phạm. Bằng ngôn ngữ người giảng viên truyền tải thông tin đến cho người học, điều khiển quá trình học tập. Giảng viên có ngôn ngữ rõ ràng, diễn cảm sẽ giúp cho người học hiểu bài tốt hơn, người học sẽ tập trung chú ý trong giờ giảng. Ngôn ngữ còn là yếu tố của tài năng sư phạm, nhiều giảng viên nhờ có khả năng diễn đạt tốt mà làm cho người học yêu môn học hơn.

Ngôn ngữ của người giảng viên không chỉ có ngôn ngữ nói, mà còn có ngôn ngữ viết và ngôn ngữ “phi ngôn ngữ”- đó là ngôn ngữ hành vi, là thái độ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười.

Kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong hành trang của người giảng viên. Thực chất dạy học là quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Kỹ năng này bao gồm những hành động liên quan đến việc xác lập có tính chất sư phạm những mối liên quan giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện trong việc đánh gỉá và phát triển nhu cầu của đối tượng để phối họp hoạt động

dạy và học. Kỹ năng giao tiếp của giảng viên còn được thể hiện ở sự lịch thiệp trong ứng xử sư phạm, là sự mẫu mực, là sự chăm sóc ân cần của giảng viên đối với sinh viên. Nó được thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày.

- Kỹ năng về hiểu biết và cảm hóa sinh viên (KN4): Năng lực hiểu sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục; năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình đến sinh viên về mặt tình cảm và ý chí, hướng dẫn sinh viên đạt được những mục tiêu cụ thể trước mắt. Nói cách khác, giảng viên làm cho các em nghe, tin và làm theo bằng tình cảm và cả niềm tin.

- Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục (KN5): quá trình giáo dục thực chất cũng là một quá trình tổ chức trong đó có sự kết họp giữa các hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, sinh hoạt... Do đó trong hoạt động của mình đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng về tổ chức: tổ chức, điều khiển hoạt động học của sinh viên trên lớp, hướng dẫn thực tập, thăm quan thực tế, cũng như các hoạt động ngoại khóa khác. Kỹ năng tổ chức là một nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên trên con đường thực hiện mục tiêu giáo dục: giáo dục cho con người phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 37 - 40)