Đối với nhà trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 99 - 103)

- Quan điểm và sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy công tác cùng với sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ giảng viên sẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực của cán bộ giảng viên.

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt với nhiều biện pháp đồng bộ: động viên, khuyến khích,

hành chính, kinh tế gắn trách nhiệm của nhà trường với các bộ phận, tổ chức trong trường và bản thân cán bộ giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Hoàn thiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu của các chức danh giảng viên đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo qui định.

- Xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên tạo nguồn kế cận. Chú trọng đào tạo học vị Tiến sĩ, trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý đào tạo, nghiên cửu thực tế cho số cán bộ giảng viên trẻ, có tinh thần phấn đấu vươn lên trong công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và đảm bảo phục vụ lâu dài cho Nhà trường.

- Thực hiện hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho cán bộ giảng viên một số chuyên ngành, một số chuyên đề, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc.

- Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho số giảng viên mới được tuyển dụng và các lớp nâng cao nghiệp vụ sư phạm như sư phạm nghề, sư phạm đại học, sư phạm bậc I, II cho giảng viên.

- Tiến hành có hiệu quả công tác nghiên cứu, tìm hiểu thực tế: xây dựng và thực hiện thí điểm trong thời gian trước mắt chế độ, cơ chế chính sách của hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu thực tế bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành và giảng viên phụ trách một số chuyên đề có nhu cầu cao đối với công tác đi thực tế địa phương và cơ sở.

- Tăng cường nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giảng viên về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trong giai đoạn hiện nay là một xu thế tất yếu. Để làm tròn chức năng, nhiệm vụ của người cán bộ giảng viên trong nhà trường thì không có con đường nào khác ngoài con đường tự giác cao trong việc tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học cho mình.

- Lãnh đạo Nhà trường mà trực tiếp là Hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận chức năng liên quan tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lương đội ngũ sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà trường hiện tại và tương lai; Tiến hành khảo sát, điều tra nhu cầu

đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc thống kê đội ngũ (chưa đạt chuẩn, chất lượng, khả năng nghiên cứu khoa học, quy mô phát triển ngành nghề, nhu cầu xã hội cần, số giảng viên hiện có, số thừa, thiếu, đồng bộ hay không đồng bộ, cơ cấu về giới, dân tộc, nguyện vọng, sở trường của giảng viên...) trên cơ sở đó, tiến hành phân loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của nhà trường.

- Công khai về kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ giảng viên ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, cá nhân biết mà chủ động sắp xếp công việc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, có hiệu quả.

- Tiến hành cho đội ngũ cán bộ giảng viên đăng ký học theo các khóa học, đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã được triển khai. Hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng rà soát việc đăng ký của cán bộ giảng viên có phù hợp với chuyên môn và yêu cầu phát triển của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng quyết định cử cán bộ giảng viên tham gia khóa học.

- Xây dựng kế hoạch học tập cho từng năm học cho các đối tượng cán bộ giảng viên cần đào tạo, bồi dưỡng.

- Xác định rõ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngành, môn học nào còn thiếu, trình độ đào tạo cho từng giảng viên cần đào tạo, bồi dưỡng.

- Vận dụng chính sách đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp với khả năng của nhà trường, đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ kinh phí cho đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trĩnh độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Liên kết đào tạo, phối hợp với các Học viện, các trường đại học khác ở ngoài trường tổ chức các lớp học, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng lí luận chính trị... cho đội ngũ giảng viên vào thời gian phù hợp.

- Tổ chức quản lí, kiểm tra, đánh giá đội cán bộ ngũ giảng viên trong quá trình được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Thực hiện phương thức đào tạo: đào tạo chính quy và đào tạo chính quy không tập trung.

- Thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giảng viên theo phương thức: + Cử cán bộ giảng viên học theo chương trình bồi dưỡng của ngành.

+ Tổ chức các lớp tại chức đầu năm học hoặc trong hè về chuyên môn, nghiệp vụ. + Bồi dưỡng về chuyên đề cho đội ngũ giảng viên.

- Kết hợp việc đào tạo với tự đào tạo, bồi dưỡng theo các phương thức:

+ Cung cấp nội dung, tài liệu và yêu cầu để giảng viên tự học, tự nghiên cứu và tự tiến hành đào tạo, bồi dưỡng.

+ Đối với các ngành kỹ thuật coi trọng thực hành, học lí thuyết qua thực hành, trong thực hành và bằng thực hành ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xưởng thực hành, trạm, trại thực hành.

+ Có chế độ khuyển khích và bắt buộc đối vói việc tự học, tự nghiên cứu, kết họp vói việc kiểm tra định kỳ kiến thức và nghiệp vụ đối vói đội ngũ giảng viên.

- Bồi dưỡng đội cán bộ ngũ giảng viên theo phương thức đào tạo từ xa hoặc tại chỗ. - Tăng cường bồi dưỡng tay nghề cao, kỹ năng thiết kế và thi công các bài học lý thuyết, bài thực hành, bài tích họp, kỹ năng, kỹ năng soạn giáo án sổ, giáo án bảng, giáo án điện tử, cũng như các trình duyệt - báo cáo.

- Tăng cường các cuộc hội thảo, báo cáo kết quả tự họ, tự nghiên cứu mới, các sáng kiến kinh trong đào tạo tại Tổ bộ môn, Khoa, Phòng, Trung tâm và toàn trường.

- Tăng cường các hội nghị chuyên để về Khoa học công nghệ do các chuyên gia đầu ngành báo cáo và các thành tựu khoa học công nghệ, sư phạm mới do các giáo sư tầm cỡ quốc gia thuyết trình.

- Nhà trường mà trực tiếp là Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể mà tiến hành rà soát, sắp xếp, phân công cho đội ngũ cán bộ giảng viên tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy .

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với nhiệm vụ của từng cán bộ giảng viên đang thực hiện hoặc sẽ thực hiện.

- Nhà trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ năm học, xây dựng quy chế chi tiêu, nhiệm vụ của cán bộ giảng viên và tiêu chuẩn cán bộ giảng viên (giảng dạy,công tác, nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ khác) một cách chính xác và cụ thể.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội giảng, thi giảng viên giỏi và lớp học chuyên đề tại chỗ theo môn học, ngành học, nghề nghiệp. Thực hiện mục tiêu, chương trình của các lớp học này thông qua họp đồng liên kết với các trường đại học học khác.

- Chủ động xây dựng và triển khai hiệu quả công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng đối với các trường đại học và Học viện ở trong vào ngoài nước, có nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ người học.

- Đối với từng nội dung của đào tạo, bồi dưỡng cần có những văn bản quy định cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo, khó thực hiện.

- Có hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng, nhắc nhở, kỷ luật kịp thời đối với giảng viên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Cần ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ giảng viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng học tập nâng cao năng lực.

- Cần tạo động lực làm việc hơn nữa cho cán bộ giảng viên như: đảm bảo lương và tăng thêm thu nhập, tạo môi trường tốt để cán bộ giảng viên phát huy được hết khả năng của mình...

- Chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ giảng viên như kỹ năng sư phạm, kỹ năng sống... và phải sử dụng kinh phí đào tạo thật tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)