Nguyên nhân do cơ chế, chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 71)

Mặc dù trong Luật giáo dục có ghi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” hoặc Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Nhưng trong thực tế chưa thực hiện được như vậy, giáo dục đang bị thả nổi theo hướng trăm hoa đua nở, đầu tư cho giáo dục mang tính dàn trải, nơi thừa, nơi thiếu. Cơ chế mang nặng tính xin cho, một cửa trở thành nhiều “khóa” rất gây ra tiêu cực, thất thoát, tham nhũng dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Nhà nước gánh trên vai quá nặng ngân sách cho giáo dục nhưng hiệu quả thấp (miễn học phí cho các đối tượng học sư phạm có thể coi là sai lầm, không tạo sự cạnh tranh lành mạnh, ỉ lại thiếu sự năng động cố gắng của các thầy cô tương lai ngay từ khi ngồi trong giảng đường đại học), cơ chế chính sách, tiền lương và các chế độ đãi ngộ không hợp lý tạo sự chênh lệch về nhận thức, tác phong làm việc,... Các giảng viên giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp xuất thân là các kỹ sư, cử nhân cũng là những nhà sư phạm nhưng không được đào tạo những năng lực sư phạm cần có, năng lực chuyên môn để phục vụ giảng dạy, không được đãi ngộ và trợ cấp học phí, học bổng công bằng như học các trường sư phạm tạo ra sự bất bình đẳng ngay trong nội tại các nhà sư phạm. Nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục nếu không quản lý được thì cấm,...

- Mặc dù tỉnh Hà tĩnh và nhà trường đã khuyến khích giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh có chính sách hỗ trợ để động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, nhất là tham gia học cao học và nghiên cứu sinh( đi học thạc sĩ 50 triệu dồng, tiến sĩ 150 triệu đồng) nhưng quá trình đi học còn nhiều yếu tố liên quan sự hỗ trợ về kinh tế cũng chưa đáp ứng được .Các giải pháp đó còn chưa đủ mạnh nên giảng viên lớn tuổi xuất hiện tâm lý chung ngại học, giảng viên trẻ thì chỉ đi học đến thạc sĩ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 71)