Cải tiến chế độ đãi ngộ đối với cán bộgiảng viên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 96 - 99)

* Cơ sở của giải pháp

Mỗi con người nói chung có động cơ làm việc một cách tự nhiên. Động cơ này bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng định bản thân, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng

như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc. Tất cả những gì mà bạn cần làm là khai thác khả năng bẩm sinh của họ. Đãi ngộ cán bộ giảng viên là việc làm cần thiết của đơn vị cần tuyển dụng, nếu có chính sách đãi ngộ tốt thì số lượng cán bộ giảng viên đăng ký tuyển dụng nhiều, nhà trường có điều kiện để lựa chọn nhân lực phù hợp. Bước đầu tiên là bạn phải loại trừ những hoạt động tiêu cực có thể triệt tiêu động cơ làm việc tự nhiên của họ. Bước thứ hai là phát triển những yếu tố thực sự có thể thúc đẩy tất cả nhân viên làm việc. Bằng cách đó, bạn sẽ tận dụng được động cơ thúc đẩy làm việc tự nhiên của nhân viên.

* Kế hoạch thực hiện

Thực tế Uỷ ban nhân dân tình hà tĩnh đã có một số chính sách đãi ngộ cho cán bộ giảng viên Trường đại học Hà tĩnh như hỗ trợ cho cán bộ giảng viên học xong thạc sỹ từ năm 2014 đến năm 2016 là 50.000.0000 triệu đồng, tiến sỹ 100.000.000 song chưa đáp ứng được kinh phí thực tế bỏ ra, tác giả đề xuất một số giải pháp nhàm đãi ngộ giảng viên có chất lượng cao cho nhà trường:

- Tiếp tục xin Uỷ ban nhân dân tình hà tĩnh để có chính sách hỗ trợ cán bộ giảng viên đi học cho những năm tiếp theo mặc dù theo thực trạng kinh tế xã hội của tỉnh nhà năm nay và những năm tiếp theo sẽ khó khăn do sự cố môi trường ở Kỳ anh xảy ra hồi tháng 4 năm 2016.

- Có chế độ đãi ngộ để đãi ngộ những người có trình độ cao về trường công tác như thu nhập hay vị trí chuyên môn nhất định nào đó

- Bổ nhiệm cán bộ giảng viên được tuyển dụng vào các chức danh, môn giảng phù hợp

Hiện nay việc phân công giảng dạy công tác của trường chưa phù hợp với chuyên môn cán bộ giảng viên, một số giảng viên đảm nhận giảng dạy nhiều môn trong một học kỳ, học phần nào đó gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Theo đề xuất của tác giả, nhà trường phải phân công môn giảng căn cứ vào chuyên ngành được đào tạo của giảng viên và phân công theo hướng chuyên môn

Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng phần lớn giảng viên mới tuyển dụng trình độ và kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế đã đảm nhận ngay môn chuyên ngành

thì khoa phải đề ra hình thức trợ giảng các môn học chuyên ngành đối với những giảng viên này. Sau một năm, tổ chức thi tuyển để đánh giá chất lượng rồi mới phân công giảng dạy các môn học chuyên ngành.

- Tạo môi trường làm việc tốt cho hoạt động giảng dạy công tác về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, môi trường sư phạm và những điều kiện về văn hóa, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác.

- Đối với giảng viên nhà trường cần quan tâm hơn nữa về quỹ thời gian, nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu.

- Nhà trường cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên đi học và bồi dưỡng ở nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để cho đội ngũ cán bộ giảng viên nâng cao trình độ ngang bằng với trình độ cán bộ giảng viên trong khu vực. Đồng thời xây dựng được đội cán bộ ngũ giảng viên đầu đàn và khích lệ đội ngũ cán bộ giảng viên tăng cường rèn luyện và học hỏi.

Xây dựng quy chế chi tiêu tài chính nội bộ của nhà trường theo hướng ưu đãi đối với cán bộ giảng viên.

Tăng thêm thu nhập của giảng viên: Hiện nay thu nhập của đội ngũ giảng viên tại trường được trích xuất từ học phí thu được từ HSSV trong khi đó mức học phí bị giới hạn bởi qui định mức trần học phí (Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 thảng 5

năm 2010 của Chính phủ). Theo qui chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, mức lương

được chi trả đối với giảng viên hiện nay là 35.000 đ/tiết. Đây là mức thu nhập quá thấp đối với mỗi giảng viên đại học.

* Kỳ vọng đạt được

Để đảm bảo mức sống của đội ngũ cán bộ giảng viên, giúp giảng chuyên tâm với công việc nghiên cứu và giảng dạy của mình, tác giả hy vọng trong những năm tới sẽ đạt được cụ thể một số chỉ tiêu:

+ Tăng thù lao chi cho mỗi tiết giảng dạy lên mức 60.000 (đồng).

+ Khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ giảng viên tham gia nghiên cửu khoa học với các đề tài cấp khoa,cấp trường,cấp tỉnh, cấp Bộ đối với các lĩnh vực mà nhà trường đang đào tạo và có hỗ trợ kinh phí xứng đáng.

+ Hỗ trợ và động viên giảng viên tham gia viết giáo trình giảng dạy, viết báo vừa tăng mức thu nhập vừa nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên.

+ Tăng mức khen thưởng: Tổ chức và khuyến khích giảng viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi trong đó tăng mức khen thưởng bằng tiền đối với những giảng viên đạt giải lên mức 5.000.000 (đồng) đối với cấp trường và lên mức 10.000.000 (đồng) đối với giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc cùng nhiều ưu đãi khác.

- Tăng thêm kinh phí hỗ trợ cho các giảng viên đi học thạc sỹ, tiến sỹ ngoài mức hỗ trợ của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà tĩnh..

+ Đối với các cơ sở đào tạo trong nước, nhà trường cần tăng mức hỗ trợ đối với cán bộ giảng viên theo học thạc sỹ thì hỗ trợ học phí, và đổi với cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu sinh là 80.000.000 (đồng).

+ Đối với các cơ sở đào tạo tại nước ngoài, nhà trường cần hỗ trợ 100% học phí và kinh phí hỗ trợ sinh hoạt tại nơi học tập và nghiên cứu của cán bộ giảng viên. Tuy nhiên trước khi học tập và nghiên cứu, giảng viên phải làm cam đoan khi hoàn thành xong chương trình học nếu muốn chuyển công tác thì phải sau 5 năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 96 - 99)