Kỹ năng về tổ chức hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 63)

động giáo dục 3.62 3.73 3.88 3.68 3.72 Tốt

Qua kết quả điều tra cho thấy kỹ năng của đội ngũ giảng viên trường Đại học Hà tĩnh ở mức độ bình thường. Với sổ điểm do lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy, sinh viên và bản thân giảng viên đánh giá lần lượt là 3,25; 3,42; 3.59 và 3.34. Kỹ năng được đánh giá cao nhất là kỹ năng tổ chức và hoạt động giáo dục có điểm đánh giá bình quân là 3.72 đạt mức tốt, kỹ năng được đánh giá thấp nhất là kỹ năng giảng dạy với số điểm bình quân là 3,07. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng ta đi phân tích từng kỹ năng thành phần.

* Kỹ năng về giảng dạy: Như đã phân tích ở chương I, kỹ năng về giảng dạy có tốt hay không phụ thuộc vào 2 kỹ năng thành phần là kỹ năng chuẩn bị bài giảng và kỹ năng tiến hành bài giảng. Với số điểm 2.95;3.02; 2.98 và 3.4 do lãnh đạo, cán

bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên tự đánh giá thì kỹ năng này giảng viên chỉ đạt ở mức bình thường và thấp nhất. Điều này đòi hỏi mỗi giảng viên phải nỗ lực nghiên cứu và học hỏi hơn nữa nhằm cải thiện kỹ năng này. Giải thích cho kết quả không mong muốn như trên có thể do thực tế là đa số giảng viên là trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, mặc dù rất hăng say trong nghề của mình nhưng vì kinh nghiệm chưa có nên một số giảng viên chỉ có thể chuẩn bị bài giảng đủ kiến thức trong nội dung bài giảng, chứ không có thời gian, kinh nghiệm tìm hiểu mở rộng kiến thức nên trong quá trình tiến hành bài giảng cũng chỉ thu gọn trong kiến thức cơ bản đó.

* Kỹ năng sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học Ý thức vai trò quan trọng

của việc sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học, hàng năm, nhà trường luôn chú trọng vào việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ đào tạo, thường xuyên mở lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học tiên tiến. Với điểm sổ đánh giá của lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên lần lượt là 3.12; 3.4; 3.3 và 3.43. Kỹ năng này được đánh giá ltương đối khá đa số giảng viên có thể sử dụng công nghệ thông tin nên việc ứng dụng tin học vào công tác chuẩn bị bài giảng, giảng dạy trên lớp, hướng dẫn sinh viên học tập, tra cứu nhưng thực sự chưa sử dụng hết lợi ích của nó để mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, khối ngành đào tạo của trường tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khối ngành kinh tế, sư phạm nên việc ứng dụng, khai thác thiết bị công nghệ hiện đại và phương tiện dạy học còn hạn chế so với các cơ sở đào tạo đa ngành khác.

* Kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm. Theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, chuẩn mực giảng viên giảng dạy bậc giáo dục Đại học đều phải có trình độ sư phạm đạt chuẩn. đa số cán bộ giảng viên đều có trình độ sư phạm bậc II và có chứng chỉ giáo dục đại học đạt chuẩn. Từ nền tảng đó, kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm của tập thể giảng viên nhà trường luôn đảm bảo tính mô phạm cao. Chất lượng các giờ giảng, giao tiếp thầy trò, đồng nghiệp luôn được lãnh đạo,cán bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên đánh giá là tương đối khá tốt với sổ điểm lần lượt là 3.26,3.52; 3.19 và 3.66 . Nhà trường luôn luôn quan tâm bồi dưỡng và đầu tư thích đáng cho việc nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp sư

phạm. Tuy nhiên do đội ngũ giảng viên trẻ chiếm khá đông kinh nghiệm thực tế chưa nhiều dẫn đến số điểm kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm chưa đạt như mong muốn.

* Kỹ năng về hiểu biết và cảm hóa sinh viên, về nội dung này mặc dù đội ngũ

giảng viên đều rẩt nhiệt tình, tâm huyết và luôn gần gũi với sinh viên, ngoài giờ giảng trực tiếp trên lớp giảng viên luôn quan tâm chăm lo, động viên sinh viên tạo cho các em niềm tin, hướng dẫn các kỹ năng sống, đã có rất nhiều sinh viên có những biểu hiện chán nản, gây rối làm mất đoàn kết trong sinh viên đều đã được tập trung giáo dục, cảm hóa. Những tấm gương điển hình cũng được khen thưởng kịp thời. Mặc dù vậy, do khối lượng giờ giảng chuyên môn nhiều, giảng viên dạy căng, sổ lượng sinh viên lại đông nên việc đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của từng sinh viên chưa được làm một cách thường xuyên, liên tục. về kỹ năng này, theo đánh giá của lãnh đạo,cán bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên với số điểm 3,32; 3,45;3,19 và 3,58 thì các giảng viên đều đạt chuẩn nhưng chỉ đạt mức bình thường.

*Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục. Kết quả đánh giá do lãnh đạo,cán bộ

không giảng dạy, sinh viên và giảng viên là 3.62; 3.73; 3.68 và 3.88 cho thấy công tác tổ chức các hoạt động giáo dục được thực hiện một cách logic, bài bản, khoa học, từ khâu lập kế hoạch, đến việc triển khai tổ chức các hoạt động dạy và học chính khóa trên lớp, thực hành, thực tập, giáo dục sinh viên và công tác đánh giá kết quả luôn được thực hiện tốt trong từng giai đoạn của khóa học.

- Tổ chức dạy chính khóa: duy trì tốt nề nếp dạy và học trên lớp, thực hiện đúng theo kế hoạch tiến độ, thời khóa biểu, đảm bảo nội dung, chương trình giáo trình, bài giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương và của trường. Công tác kiểm tra, đánh giá nề nếp dạy và học được thực hiện thường xuyên, không có hiện tượng giảng viên bỏ giờ bỏ lóp, chất lượng các tiết giảng được đánh giá cao. Việc sắp xếp thứ tự các môn học khoa học, bố trí thời lượng giảng dạy lý thuyết và thực hành họp lý, vừa sức của sinh viên. Bố trí trang thiết bị cân đối được giữa khối lượng giờ giảng lý thuyết với khối lượng, giờ giảng thực hành đảm bảo cho sinh viên vừa tích lũy được ngay tại lớp khối lượng liến thức để áp dụng vào thực hành, thực tập.

- Tổ chức dạy ngoài giờ: Hoạt động dạy ngoài giờ cũng được nhà trường hết sức coi trọng lồng ghép giữa việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thăm quan, du lịch để nâng cao kỹ năng sống, sự hiểu biết, bổ sung thêm những kiến thức xã hội để tạo cho sinh viên tâm thế tốt trong việc học tập, tiếp thu kiến thức chuyên môn. Hằng năm, nhà trường tổ chức các buổi giao lưu tọa đàm giữa các khóa đào tạo, các ngành đào tạo để sinh viên được trao đổi, thảo luận. Thông qua hoạt động này giúp cho sinh viên được trao đổi học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao chất lượng đời sổng tinh thần và kiến thức chuyên môn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tọa đàm giữa lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên đối thoại trực tiếp với sinh viên để giải quyết các thắc mắc trong học tập, chế độ chính sách...Thông qua đó tạo được mối quan hệ đồng thuận mối quan hệ thầy và trò, giúp cho việc lấy được thông tin từ phía sinh viên để có thể điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tổ chức sinh viên thực tập, kiến tập: Trường thực hiện 2 hình thức tổ chức thực tập, kiến tập cho sinh viên.

Một là, thực tập kỹ năng tại trường theo hình thức đan xen giữa học lý thuyết và học thực hành. Hình thức này diễn ra trong năm học thứ nhất và thứ hai.

Hai là, thực tập kết hợp sản xuất tại doanh nghiệp. Hình thức này được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 thực hiện ở năm học thứ nhất là cho sinh viên đi thăm quan các doanh nghiệp trong nước để hình thành trong sinh viên nhận thức ban đầu về hĩnh thức hoạt động doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 là giai đoạn tiếp cận, trải nghiệm, sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp trong 2 tuần để nắm bắt tình hình và thực hiện một số kỹ năng cơ bản.

Giai đoạn 3 là thực tập cuối khóa và thực tập tốt nghiệp thực hiện vào năm cuối với thời gian khoảng 2 tháng. Đây là giai đoạn để sinh viên làm quen với vai trò của kỹ thuật 'viên, thực sự gắn kết với doanh nghiệp như một thành viên giúp cho việc nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức chuyên môn.

Các hoạt động trên đều thực hiện theo kế hoạch, nề nếp nên được lãnh đạo, sinh viên đánh giá cao.

2.2.2.3 Về thái độ

Bảng 2.8. Kết quả điều tra thực trạng về thái độ của đội ngũ giảng viên trường đại học Hà Tĩnh (do sinh viên đánh giá)

TT THÁI ĐỘ thứ nhất SV năm SV năm thứ hai SV năm thứ ba SV năm thứ 4 Điểm

TB

Tổng điểm 4.14 4.37 4.03 4.33 4.21

1 Đạo đức chuẩn mực 4.25 4.67 3.89 4.36 4.29

2 Lòng yêu nghề 4.38 4.56 3.78 4.27 4.25

3 Lòng yêu mến sinh viên 4.06 4.24 4.3 4.45 4.26

4 Uy tín đối với sinh viên 3.86 4.01 4.13 4.22 4.06

Bảng 2.9. Kết quả điều tra thực trạng về thái độ của đội ngũ giảng viên trường đại học Hà Tĩnh ( do lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy,

giảng viên và sinh viên đánh giá)

TT THÁI ĐỘ Điểm TB SV đánh giá GV đánh giá CB không giảng dạy đánh giá Lãnh đạo đánh giá Điểm TB So với yêu cầu Số người đánh giá 300 100 15 50 Tổng điểm 4.21 4.52 4.29 4.18 4.28 Rất tốt 1 Đạo đức chuẩn mực 4.29 4.68 4.39 4.38 4.39 Rất tốt 2 Lòng yêu nghề 4.25 4.53 4.26 4.31 4.32 Rất tốt

3 Lòng yêu mến sinh viên 4.26 4.55 4.26 4.08 4.30 Rất tốt

4 Uy tín đối với sinh viên 4.06 4.33 4.25 3.96 4.11 Tốt

Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy năng lực này được đánh giá là rất tốt với số điểm bình quân là 4,28. Luật giáo dục đã quy định: Nhà giáo phải là người có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Nhà giáo phải giữ gin phẩm chất, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, nêu gương tốt cho người học.

Toàn bộ giảng viên trường Đại học Hà tĩnh luôn tâm niệm, giữ gìn để trở thành tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

Trong 4 thành phần tạo nên thái độ của người giảng viên về uy tín đối với sinh viên được đánh giá là thấp nhất (4.11).

Về cơ bản đội ngũ giảng viên tại trường đều có tâm huyết với nghề, hết lòng vì sinh viên. Tuy nhiên, nhưng do đội ngữ giảng viên trẻ còn nhiềukỹ năng nghề nghiệp chưa cao, mặt khác với cơ chế thị trường vẫn còn tồn tại trong giáo viên những tư tưởng so bì, chán nản do thu nhập quá thấp. Thu nhập của giảng viên quá

thấp so với thu nhập của khối doanh nghiệp đóng trên địa bàn dẫn đến có một bộ phận giảng viên dạy học theo hình thức chống đối, có giờ đến lớp, ngoài giờ đi làm thêm tăng thu nhập, không dành thời gian thích đáng cho việc chuẩn bị bài giảng, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn làm mất uy tín đối với sinh viên. Một số giảng viên có trình độ cao chuyển trường sang công tác khác có thu nhập cao hơn. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho nhà trường trong việc tuyển dụng, bố trí sử dụng giảng viên và thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng cao.

2.2.3. Đánh giá chung

Từ những đánh giá, nhận xét chung, năng lực đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên cần có khảo sát phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và những định hướng cho từng tập thể, cá thể để có những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của trường. Trong quá trình thực hiện có thể thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp hoặc có thể sử dụng từng phương thức, từng giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Bảng 2.10. Bảng nhận xét chung về năng lực của giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh

TT Tiêu chí Nhận xét chung

KIẾN THỨC

1 Nhóm kiến thức xã hội Tốt

2 Nhóm kiến thức chuyên môn Bình thường

KỸ NĂNG Bình thường

3 Kỹ năng về giảng dạy Bình thường

4 Kỹ năng sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học Bình thường

5 Kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm Bình thường

6 Kỹ năng về hiểu biểt và cảm hóa sinh viên Bình thường

7 Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục Tốt

THÁI ĐỘ Rất tốt

8 Đạo đức chuẩn mực Rất tốt

9 Lòng yêu nghề Rất tốt

10 Lòng yêu mến sinh viên Rất tốt

Kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy đội ngũ giảng viên có những mặt mạnh, yếu sau:

- Về kiến thức chuyên môn: Được đánh giá đạt mức độ bình thường, điều này phản ánh đúng thực trạng trình độ và chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuy đa số các giảng viên đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, tay nghề (bằng cấp đào tạo) trước khi được tuyển dụng nhưng do đội ngũ giảng viên trẻ nhiều trong quá trình giảng dạy không thường xuyên cập nhật kiến thức chưa có kinh nghiệm, giảng chay, dạy theo lối mòn, sách vở thiếu tính chủ động, sáng tạo, chưa có thời gian tìm hiểu sâu rộng các kiến thức liên quan đến các học phần mình đảm nhiệm giảng dạy dẫn đến bài giảng chưa sinh động chưa hiểu sâu bản chất vấn đề cần truyền đạt.

- Về kỹ năng giảng dạy, giao tiếp và một số kỹ năng khác: Được đánh giá ở mức độ bình thường theo tổng hợp ở bảng nêu trên. Nhưng nhìn nhận khách quan cho thấy những kỹ năng này cần được đào tạo lại một cách bài bản, cụ thể hơn thông qua việc phân loại, rà soát, tách nhóm đối tượng để bồi dưỡng từng kỹ năng đối với từng đối tượng làm thay đổi căn bản nhận thức và nâng cao năng lực cho giảng viên, giáo viên. Chú trọng nhiều vào các kỹ năng hiểu biết và cảm hóa sinh viên và kỹ năng giảng dạy, để thực sự tạo sự chuyển biển về chất trong Nhà trường, tạo được những giá trị mang tính cốt lõi.

- Về các thái độ được đánh giá cao, các nội dung này của đội ngũ giảng viên đều được đánh giá ở mức độ tốt, cho thấy các giáo viên đã thực sự là các nhà sư phạm, những tấm gương về đạo đức, tình thương yêu, sự bao dung, độ lượng đã thực sự tạo được niềm tin trong sinh viên, tạo mối quan hệ tốt trong đồng nghiệp và quan hệ cởi mở đối với học sinh, sinh viên.

Thông qua việc đánh giá, khảo sát và các nội dung phân tích cho thấy những mặt, những nội dung đã làm được, làm tốt để phát huy và nâng tầm, đồng thời cũng cần phải có những giải pháp để khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, đặc biệt khi trường nâng cấp thành trường đại học, đào tạo đa cấp, đa ngành.

Từ những đánh giá, nhận xét chung, năng lực đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên cần có khảo sát phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và những định hướng cho từng tập thể, cá thể để có những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của trường. Trong quá trình thực hiện có thể thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp hoặc có thể sử dụng từng phương thức, từng giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ.

2.3. Những nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giữa thực trạng năng lực của cán bộ, giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh so với yêu cầu năng lực đặt ra của cán bộ, giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh so với yêu cầu năng lực đặt ra

2.3.1. Các nguyên nhân xuất phát từ bản thân giảng viên

- Về nhận thức của cán bộ giảng viên: Đa số là cán bộ giảng viên trẻ, giảng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 63)