Từ cơ chế, chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 46 - 47)

Nhà nước có cơ chế, chính sách động viên, phát triển tài năng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn. Chính sách khuyến khích có thể thực hiện bằng hình thức vật chất hoặc tinh thần hoặc biểu dương kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi tay nghề học sinh sinh viên để khuyến khích giáo viên phát huy năng lực của mình trong vấn đề dạy học.

Cơ chế, chính sách trong giáo dục bắt nguồn từ chủ trương của Đảng nhà nước những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong chỉ đạo, phát triển giáo dục đó là:

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu. phát triển giáo dục là nền tảng, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yểu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Xây dựng một nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ..

- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và toàn dân.

- Khắc phục các tình trạng bất cập trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục.

Với những chủ trương trên, cơ chế quản lí đối với giảng viên có sự thay đổi. Về cơ bản có thể thấy rằng: Từ năm 1986 khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì cơ chế quản lí trong giáo dục cũng theo đó biến đổi. Từ quản lí hành chính sang quản lí theo khối, chất lượng giảng dạy đã khiến người giáo viên không bị bó hẹp trong thời gian của 8 giờ “vàng

ngọc”. Thay vào đó người giảng viên ngoài thời gian lên lớp theo quy định, họ có thời gian nghiêp cứu, học tập nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề... Rõ ràng với cơ chế thay đổi giúp cho người giảng viên thêm yêu ngành, yêu nghề hơn, gắn bó với sự nghiệp dạy học hơn.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục cơ chế quản lí giáo dục theo hướng “mở” đã giúp cho người giảng viên không bị bó hẹp bởi không gian và thời gian, biên giới quốc gia. Người giảng viên có cơ hội giao lưu học hỏi kiến thức, văn hóa của các quốc gia cũng như họ cũng có vai trò nhất định của nền giáo dục thế giới.

Về chính sách đối với giáo dục nói chung và đối với giảng viên nói riêng cũng đã có nhiều chuyển biến. Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho giáo dục trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư cho trang thiết bị khoa học kĩ thuật, cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp cho giảng viên theo hướng đãi ngộ xứng đáng với công sức mà đội ngũ nhà giáo đã bỏ ra. Đây được xem như động lực mạnh mẽ thôi thúc người giảng viên gắn bó, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp “trồng người”. Người giảng viên chỉ yên tâm gắn bó cống hiến toàn bộ tâm lực, trí lực khi thu nhập của họ được đảm bảo, đời sống của họ ngày càng nâng cao; và họ cũng chỉ thấy nhiệm vụ của mình được giảm nhẹ sức lao động khi được áp dụng khoa học kĩ thuật.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)