Đánh giá năng lực đội ngũcán bộgiảng viên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 57 - 68)

Để đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học Hà tĩnh một cách chính xác, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá dựa vào bảng hỏi. Những người được lựa chọn khảo sát là: Cán bộ lãnh đạo của khoa, phòng, tổ bộ môn, giảng viên và sinh viên của trường. Trên cơ sở phát phiếu điều tra tới 15 lãnh đạo, 100 giảng viên, 50 cán bộ không giảng dạy và 300 sinh viên ở tất cả các ngành đào tạo.

2.2.2.1. Về kiến thức

Để đánh giá của các đối tượng có liên quan về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cán bộ giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi đánh giá 5 mức độ như sau:

Bảng 2.4 Kết quả điều tra thực trạng về kiến thức của đội ngũ giảng viên trường đại học Hà Tĩnh (Kết quả khảo sát trên 300 sinh viên, phân bổ đều các

năm học) TT Kiến thức SV năm thứ nhất SV năm thứ hai SV năm thứ ba SV năm thứ 4 Điểm TB KT1

Nhóm kiến thức xã hội (Tiêu

thức từ 1 đến 4)

1

Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và

pháp luật của Nhà nước. 4.25 4.06 3.89 3.23 3.86

2

Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực

chuyên môn (luật giáo dục...) 4.35 4.67 3.67 3.53 4.06

3

Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước

và quốc tế 4.24 4.17 3.78 4.09 4.07

4

Nắm được chiến lược phát triển của Khoa, của Nhà

trường 4.24 4.13 4.11 4.07 4.14

KT2

Nhóm kiến thức chuyên môn

(Tiêu thức từ 5 đến 8)

5

Nắm vững kiến thức chuyên môn, áp dụng có hiệu quả

trong bài giảng của mình 2.68 2.78 2.98 3.08 2.88

6

Được giảng dạy đúng chuyên

ngành được đào tạo 3.86 3.55 3.26 3.63 3.58

7

Nắm vững các quy định, quy

chế về công tác HSSV 3.06 2.96 3.19 3.07 3.07

8

Kiến thức về tin học, ngoại

ngữ 2.58 2.66 3.09 3.03 2.84

Qua kết quả điều tra trên cho ta thấy:

- Với nhóm kiến thức xã hội: sinh viên đánh giá cho hai nội dung nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà là thấp hơn (3.86). Điều đó cho thấy hiện nay phần lớn đội ngũ giảng viên có quan tâm hoặc cập nhật thông tin kịp thời đến vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhưng để vận dụng nó để trở thành một trong những công cụ hữu dụng và truyền đạt vào nội dung bài giảng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

- Với nhóm kiến thức chuyên môn: sinh viên đánh giá điểm trung bình về kiến thức về tin học, ngoại ngữ là thấp nhất (2.84). Điều này cho thấy hiện nay phần lớn đội ngũ giảng viên của trường đại học Hà tĩnh chưa quan tâm học hỏi kịp thời so với tình hình hội nhập hiện nay đặc biệt là ngoại ngữ. Đây cũng là một trong những yếu điểm lớn nhất của các trường địa phương.

Với kết quả điều tra từ sinh viên kết hợp với đối tượng điều tra là lãnh đạo, giảng viên và cán bộ không giảng dạy của nhà trường đối với nội dung kiến thức của giảng viên tác giả tổng hợp kết quả theo bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Kết quả điều tra thực trạng về kiến thức của đội ngũ giảng viên trường đại học Hà Tĩnh (do lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy, giảng viên và

sinh viên đánh giá)

TT Kiến thức Điểm TB SV đánh giá GV đánh giá Lãnh đạo đánh giá CB không giảng dạy đánh giá Điểm TB So với yêu cầu Số người đánh giá 300 100 15 50 KT1

Nhóm kiến thức xã hội (Tiêu

thức từ 1 đến 4) 4.03 4.31 3.89 4.27 4.11 Tốt

1

Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và

pháp luật của Nhà nước. 3.86 4.19 3.78 4.15 3.95

Tốt

2

Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực

chuyên môn (luật giáo dục...) 4.06 4.33 3.85 4.23 4.13

Tốt

3

Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và

quốc tế 4.07 4.24 3.77 4.26 4.12

Tốt

4

Nắm được chiến lược phát triển

của Khoa, của Nhà trường 4.14 4.53 4.15 4.39 4.25 Rất tốt

KT2

Nhóm kiến thức chuyên môn

(Tiêu thức từ 5 đến 8) 3.09 3.72 3.00 3.49 3.26

Bình thường

5

Nắm vững kiến thức chuyên môn, áp dụng có hiệu quả trong

bài giảng của mình 2.88 3.68 2.58 3.51 3.11

Bình thường

6

Được giảng dạy đúng chuyên

ngành được đào tạo 3.58 3.98 3.52 3.75 3.68 Tốt

7

Nắm vững các quy định, quy

chế về công tác HSSV 3.07 3.68 3.06 3.62 3.26

Bình thường

8 Kiến thức về tin học, ngoại ngữ 2.84 3.52 2.83 3.07 3.01 Bình

thường

Kết quả điều tra năng lực vê kiến thức của giảng viên trường đại học Hà tĩnh chưa được cao . Ta thấy với cả hai nhóm kiến thức thì số điểm lãnh đạo đánh giá là thấp nhất sau đó đến sinh viên và cán bộ không giảng dạy và cuối cùng là tự bản

thân giảng viên đánh giá. Có thể giải thích sự chênh lệch này là do sự mong đợi của lãnh đạo, cũng như kỳ vọng của sinh viên và cán bộ không giảng dạy trong nhà trường đòi hỏi về kiến thức của đội ngữ giảng viên phải đáp ứng cao hơn.

Sau đây ta đi sâu phân tích từng chỉ tiêu cụ thể: * Về kiến thức xã hội

Số điểm trung bình do lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy,sinh viên và giảng viên tự đánh giá chỉ đạt điểm trung bình 4.11 cụ thể là: 3.89;4.27;4.03 và 4.31 như vậy lãnh đạo đánh giá là thấp nhất tức là sự mong đợi của lãnh đạo nhà trường (3.89) còn nhiều hơn sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên. Mặc khác ta thấy mức tự đánh giá của giảng viên còn cao nhất chứng tỏ còn có sự chủ quan của bản thân của các giảng viên (4,31) do đó tự bản thân mỗi giảng viên cần phải xem xét lại năng lực của mình để đưa nhà trường phát triển.

- Về nội dung nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước với các giá trị do lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên tự đánh giá là: 3.78; 4.19; 3.86 và 4.19 và điểm trung bình là 3.95 thấp nhất trong nhóm kiến thứ xã hội. Theo kết quả này ta thấy mức độ đánh giá tương đối lệch nhau giữa khá và tốt chứng tỏ lãnh đạo và sinh viên kỳ vọng mong đợi vào đội ngũ giảng viên rất nhiều nhưng bản thân giảng viên chưa đáp ứng được với sự mong đợi đó và vận dụng nó vào bài giảng một cách linh hoạt để sinh viên không những nắm được chuyên môn mà còn hiểu biết được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

- Về hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn (luật giáo dục...) đạt điểm trung bình là 4.13 và 4,12 ở mức khá điều này phản ánh được thực trạng của trường là đội ngũ giảng viên trẻ còn đông nên việc nghiên cứu các các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực chuyên môn còn chưa tiếp cận được nhiều.

* Về kiến thức chuyên môn

Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy nhóm kiến thức chuyên môn của trường chỉ đạt ở mức trung bình 3.26 đạt mức bình thường cụ thể:

- Kiến thức về tin học ngoại ngữ thấp nhất (3,01) đây là điểm yếu của các trường địa phương do việc sử dụng ngoại ngữ trong công việc ít có cơ hội để sử dụng nó dẫn đến có một số người thời sinh viên có thể có kiến thức tốt nhưng do không sử dụng nhiều dẫn đến bị quên.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn, áp dụng có hiệu quả trong bài giảng của mình đạt (3.11) tương đối thấp. Do đội ngũ giảng viên trẻ nhiều khả năng nghiên cứu các nội dung liên quan đến bài giảng chưa sâu để dẫn dắt sự liên quan giữa các môn học vào nhau để bài giảng sinh động sâu sắc.

Bảng 2.6. Kết quả điều tra thực trạng về kỹ năng của đội ngũ giảng viên trường đại học Hà Tĩnh ( do sinh viên đánh giá)

TT KỸ NĂNG SV năm thứ nhất SV năm thứ hai SV năm thứ ba SV năm thứ 4 Điểm TB

1 Kỹ năng vềgiảng dạy 2.69 2.85 3.12 3.26 2.98

2

Kỹ năng về sử dụng thiết bị và

phương tiện dạy học 3.56 3.33 3.19 3.12 3.30

3

Kỹ năng về ngôn ngữ và giao

tiếp sư phạm 2.96 3.13 3.25 3.4 3.19

4

Kỹ năng về hiểu biết và cảm

hoá sinh viên 3.01 3.16 3.22 3.37 3.19

5

Kỹ năng về tổ chức hoạt động

giáo dục 3.56 3.62 3.72 3.82 3.68

( Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra thu về từ sinh viên)

Từ kết quả điều tra của sinh viên, tổng hợp cùng kết quả điều tra của lãnh đạo, cán bộ giảng viên ta có kết quả chung sau:

Bảng 2.7. Kết quả điều tra thực trạng về kỹ năng của đội ngũ giảng viên trường đại học Hà Tĩnh ( do lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy, giảng viên và

sinh viên đánh giá)

TT KỸ NĂNG Lãnh đạo đánh giá CB không giảng dạy đánh giá GV đánh giá Điểm TB SV đánh giá Điểm TB So với yêu cầu Số người đánh giá 50 15 100 300 Tổng điểm 3.25 3.42 3.59 3.3 3.34 thường Bình

1 Kỹ năng vềgiảng dạy 2.95 3.02 3.4 2.98 3.07 thường Bình

2

Kỹ năng về sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học

3.12 3.4 3.43 3.30 3.31 Bình

thường

3 Kỹ năng về ngôn ngữ và

giao tiếp sư phạm 3.26 3.52 3.66 3.19 3.31

Bình thường

4 Kỹ năng về hiểu biết và

cảm hoá sinh viên 3.32 3.45 3.58 3.19 3.30

Bình thường

5 Kỹ năng vềtổ chức hoạt

động giáo dục 3.62 3.73 3.88 3.68 3.72 Tốt

Qua kết quả điều tra cho thấy kỹ năng của đội ngũ giảng viên trường Đại học Hà tĩnh ở mức độ bình thường. Với sổ điểm do lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy, sinh viên và bản thân giảng viên đánh giá lần lượt là 3,25; 3,42; 3.59 và 3.34. Kỹ năng được đánh giá cao nhất là kỹ năng tổ chức và hoạt động giáo dục có điểm đánh giá bình quân là 3.72 đạt mức tốt, kỹ năng được đánh giá thấp nhất là kỹ năng giảng dạy với số điểm bình quân là 3,07. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng ta đi phân tích từng kỹ năng thành phần.

* Kỹ năng về giảng dạy: Như đã phân tích ở chương I, kỹ năng về giảng dạy có tốt hay không phụ thuộc vào 2 kỹ năng thành phần là kỹ năng chuẩn bị bài giảng và kỹ năng tiến hành bài giảng. Với số điểm 2.95;3.02; 2.98 và 3.4 do lãnh đạo, cán

bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên tự đánh giá thì kỹ năng này giảng viên chỉ đạt ở mức bình thường và thấp nhất. Điều này đòi hỏi mỗi giảng viên phải nỗ lực nghiên cứu và học hỏi hơn nữa nhằm cải thiện kỹ năng này. Giải thích cho kết quả không mong muốn như trên có thể do thực tế là đa số giảng viên là trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, mặc dù rất hăng say trong nghề của mình nhưng vì kinh nghiệm chưa có nên một số giảng viên chỉ có thể chuẩn bị bài giảng đủ kiến thức trong nội dung bài giảng, chứ không có thời gian, kinh nghiệm tìm hiểu mở rộng kiến thức nên trong quá trình tiến hành bài giảng cũng chỉ thu gọn trong kiến thức cơ bản đó.

* Kỹ năng sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học Ý thức vai trò quan trọng

của việc sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học, hàng năm, nhà trường luôn chú trọng vào việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ đào tạo, thường xuyên mở lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học tiên tiến. Với điểm sổ đánh giá của lãnh đạo, cán bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên lần lượt là 3.12; 3.4; 3.3 và 3.43. Kỹ năng này được đánh giá ltương đối khá đa số giảng viên có thể sử dụng công nghệ thông tin nên việc ứng dụng tin học vào công tác chuẩn bị bài giảng, giảng dạy trên lớp, hướng dẫn sinh viên học tập, tra cứu nhưng thực sự chưa sử dụng hết lợi ích của nó để mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, khối ngành đào tạo của trường tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khối ngành kinh tế, sư phạm nên việc ứng dụng, khai thác thiết bị công nghệ hiện đại và phương tiện dạy học còn hạn chế so với các cơ sở đào tạo đa ngành khác.

* Kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm. Theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, chuẩn mực giảng viên giảng dạy bậc giáo dục Đại học đều phải có trình độ sư phạm đạt chuẩn. đa số cán bộ giảng viên đều có trình độ sư phạm bậc II và có chứng chỉ giáo dục đại học đạt chuẩn. Từ nền tảng đó, kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm của tập thể giảng viên nhà trường luôn đảm bảo tính mô phạm cao. Chất lượng các giờ giảng, giao tiếp thầy trò, đồng nghiệp luôn được lãnh đạo,cán bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên đánh giá là tương đối khá tốt với sổ điểm lần lượt là 3.26,3.52; 3.19 và 3.66 . Nhà trường luôn luôn quan tâm bồi dưỡng và đầu tư thích đáng cho việc nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp sư

phạm. Tuy nhiên do đội ngũ giảng viên trẻ chiếm khá đông kinh nghiệm thực tế chưa nhiều dẫn đến số điểm kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm chưa đạt như mong muốn.

* Kỹ năng về hiểu biết và cảm hóa sinh viên, về nội dung này mặc dù đội ngũ

giảng viên đều rẩt nhiệt tình, tâm huyết và luôn gần gũi với sinh viên, ngoài giờ giảng trực tiếp trên lớp giảng viên luôn quan tâm chăm lo, động viên sinh viên tạo cho các em niềm tin, hướng dẫn các kỹ năng sống, đã có rất nhiều sinh viên có những biểu hiện chán nản, gây rối làm mất đoàn kết trong sinh viên đều đã được tập trung giáo dục, cảm hóa. Những tấm gương điển hình cũng được khen thưởng kịp thời. Mặc dù vậy, do khối lượng giờ giảng chuyên môn nhiều, giảng viên dạy căng, sổ lượng sinh viên lại đông nên việc đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của từng sinh viên chưa được làm một cách thường xuyên, liên tục. về kỹ năng này, theo đánh giá của lãnh đạo,cán bộ không giảng dạy, sinh viên và giảng viên với số điểm 3,32; 3,45;3,19 và 3,58 thì các giảng viên đều đạt chuẩn nhưng chỉ đạt mức bình thường.

*Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục. Kết quả đánh giá do lãnh đạo,cán bộ

không giảng dạy, sinh viên và giảng viên là 3.62; 3.73; 3.68 và 3.88 cho thấy công tác tổ chức các hoạt động giáo dục được thực hiện một cách logic, bài bản, khoa học, từ khâu lập kế hoạch, đến việc triển khai tổ chức các hoạt động dạy và học chính khóa trên lớp, thực hành, thực tập, giáo dục sinh viên và công tác đánh giá kết quả luôn được thực hiện tốt trong từng giai đoạn của khóa học.

- Tổ chức dạy chính khóa: duy trì tốt nề nếp dạy và học trên lớp, thực hiện đúng theo kế hoạch tiến độ, thời khóa biểu, đảm bảo nội dung, chương trình giáo trình, bài giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương và của trường. Công tác kiểm tra, đánh giá nề nếp dạy và học được thực hiện thường xuyên, không có hiện tượng giảng viên bỏ giờ bỏ lóp, chất lượng các tiết giảng được đánh giá cao. Việc sắp xếp thứ tự các môn học khoa học, bố trí thời lượng giảng dạy lý thuyết và thực hành họp lý, vừa sức của sinh viên. Bố trí trang thiết bị cân đối được giữa khối lượng giờ giảng lý thuyết với khối lượng, giờ giảng thực hành đảm bảo cho sinh viên vừa tích lũy được ngay tại lớp khối lượng liến thức để áp dụng vào thực hành, thực tập.

- Tổ chức dạy ngoài giờ: Hoạt động dạy ngoài giờ cũng được nhà trường hết sức coi trọng lồng ghép giữa việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thăm quan, du lịch để nâng cao kỹ năng sống, sự hiểu biết, bổ sung thêm những kiến thức xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 57 - 68)