Nguyên nhân do nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 74 - 76)

Nhu cầu thể hiện hai thái cực, sự thoả mãn nhu cầu của người học thường trái ngược với sự thoả mãn nhu cầu của người dạy và các nhà quản lý hoạt động dạy và học. Yểu tố đầu ra của sinh viên cũng có quyết định rất lớn đến chất lượng học tập và năng lực của giảng viên (có nhiều sinh viên muốn học để thực sự có kiến thức, làm chủ chuyên môn và nội dung học tập, có những sinh viên coi việc học là một lọai hình trang điểm cho cá nhân, hay cho sự thoả mãn của cha mẹ) những điều này gây cho giáo viên rất nhiều lúng túng và rất khó định hướng, hoặc xây dựng được giáo trình, bài giảng để thoả mãn được tất cả các nhu cầu của khách hàng,...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đội ngũ giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh trong hơn 8 năm qua đã phát triển và đạt được một số thành quả nhất định. Trước tình hình mới của đất nước từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời, mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới đòi hỏi giáo dục nước ta phải có những bước đổi mới để phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Đối với Trường Đại học Hà tĩnh để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên cần quan tâm một số vấn đề sau:

- Tác dụng của công tác tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, mục đích, tính bức thiết của công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên đủ đáp ứng về mặt trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.

- Vai trò của việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy,công tác thông qua đào tạo, chính quy, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, nghiên cửu khoa học, thực hành - thực tập.

- Nắm vững các chế độ chính sách, xây dựng kế hoạch phù hợp trong việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên.

- Việc tự học, tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ của cán bộ giảng viên là cần thiết. - Công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng cán bộ giảng viên. Trên đây là những đánh giá về thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh thời gian qua để những nhà quản lý hiểu rõ những mặt mạnh, mặt còn hạn chế nhằm đưa ra các biện pháp cần thiết và phù hợp để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên của nhà trường trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và Nhà trường nói riêng.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 74 - 76)