Từ phía Nhà trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 47 - 48)

- Cơ chế quản lý của Nhà trường, thu hẹp lại là từ tổ bộ môn, Khoa, phòng. có kế hoạch phân công cụ thể: Cán bộ giảng viên được bố trí đúng chuyên môn được đào tạo, được lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp sẽ phát huy tối đa năng lực cá nhân, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo quy định và chính xác, có chế độ thù lao và đãi ngộ...Cơ chế quản lý có tác động và là điều kiện để phát triển năng lực của cán bộ giảng viên.

Nếu như cơ chế, chính sách của Đảng, nhà nước mang tầm quản lí vĩ mô thì cơ chế quản lí của nhà trường lại có tính cụ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ những cán bộ giảng viên. Nhiệm vụ cụ thể của cán bộ giảng viên được tổ bộ môn

phân công, Khoa thông qua và báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường phê duyệt. Chương trình môn học, đề cương chi tiết học phần do Khoa, Phòng,Tổ bộ môn phân công, Giảng viên xây dựng; việc phân công giảng dạy môn hoc, lớp học của giảng viên do Khoa, Phòng,Tổ bộ môn phân công. Đánh giá kết quả giảng dạy, học tập, công tác do Khoa, Phòng,Tổ bộ môn đánh giá.

Như vậy, có thể khẳng định vai trò của quản lí của nhà trường là rất cụ thể và chặt chẽ theo chiều từ trên xuống Ban giám hiệu -> Khoa, phòng-> Tổ bộ môn-> cán bộ giảng viên. Và người cán bộ giảng viên là khâu cuối cùng của chuỗi quản lí. Nếu những quyết định từ Ban Giám hiệu mà không xuất phát tư nhu cầu, nguyện vọng của người cán bộ giảng viên thì sẽ là có tính áp đặt. Nó không khơi dậy được tính chủ động sáng tạo của người cán bộ giảng viên. Nhưng ngược lại, nếu những quyết định của Ban giám hiệu xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ giảng viên sẽ là động lực khơi dậy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộgiảng viên. Theo đó, một cơ chế quản lí của nhà trường được xem là khôn ngoan khi nó lấy cán bộ giảng viên là trung tâm hướng đến. Nói như thế không có nghĩa bỏ qua vai trò của quản lí ở các cấp trung gian như Khoa, Phòng,Tổ bộ môn. Ở đây Khoa, Phòng,Tổ bộ môn cần giữ vai trò trung gian, điều tiết mối quan hệ lợi ích giữa nhà trường, Khoa, Phòng,Tổ bộ môn với cán bộ giảng viên theo hướng kết hợp hài hòa lợi ích của cả nhà trường và Khoa, Phòng,Tổ bộ môn với cán bộ Giảng viên. Có như vậy mới khơi dậy được sự say mê, lòng nhiệt tình, tâm huyểt của đội ngũ cán bộ Giảng viên.

- Điều kiện làm việc như: cơ sở vật chất: phòng học, phương tiện giảng dạy... Đây là những yếu tố có thể gây thuận lợi hoặc khó khăn cho giảng viên. Một cơ sở vật chất khang trang, với những phương tiện giảng dạy hiện đại sẽ giúp cán bộ giảng viên giảm tải được sức lao động cơ bắp, có điều kiện đi sâu chuyên môn hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)