Các yếu tố thuộc về đối tượng giảng dạy

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 48 - 49)

Trình độ đầu vào, thái độ học tập của sinh viên cũng có tác động lớn đến năng lực giảng dạy của giảng viên. Nếu trình độ của sinh viên đồng đều, tích cực và sáng tạo trong học tập thì sẽ thúc đẩy được năng lực giảng dạy của giảng viên.

Trình độ đầu vào của sinh viên được xác lập bởi điểm chuẩn của Bộ Giáo dục, và của trường quy định. Nếu trình độ đầu vào của sinh viên cao, được thể hiện ở điểm chuẩn cao điều này đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức tốt sẽ khiến giảng viên có động lực để giảng dạy.

Trên bục giảng, giảng viên truyền đạt kiến thức, sinh viên chăm chú lắng nghe; trong thảo luận giảng viên gợi mở vấn đề sinh viên hăng hái trao đổi; khi giao bài tập sinh viên chủ động tìm kiếm tài liệu tham khảo ngoài kiến thức mà thầy cô đã trang bị- đó là những yếu tố quan trọng khiến cho giảng viên thấy vui mỗi khi lên lớp.

Qua giảng dạy, sự tiến bộ của sinh viên làm động lực giúp các thầy cô hăng say tìm hiểu thêm kiến thức. Nếu người học “học không biết mệt” thì người dạy cũng “dạy không biết chán”. Những sinh viên giành các giải thưởng qua các kì thi các cấp. Ở cấp độ càng cao, quy mô càng lớn, nếu giải thưởng càng cao thì đó chính là những phần thưởng cao quý vô giá cho sự đóng góp thầm lặng của độ ngũ nhà giáo.

Tuy nhiên, không phải trình độ của sinh viên là đồng đều một cách tuyệt đối. Có thể với điểm quy định là như nhau nhưng trình độ, năng lực của các em là không ngang nhau. Điều này là do đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh sống của các em quy định. Với các em ở thành phố nhìn chung do tiếp cận với môi trường sớm các em hoạt bát, năng động hơn các em trưởng thành từ nông thôn, miền núi. Người giảng viên khi truyền đạt kiến thức cần có sự quan tâm nhất định đến các học trò cá biệt. Việc truyền đạt kiến thức sẽ thành công hơn khi mỗi giảng viên biết lắng nghe, tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng từ phía người học. Điều này không chỉ đúng về mặt lí luận dạy học Đại học mà còn trong cả thực tiễn giảng dạy. Người học cần được coi và được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)