- Về nhận thức của cán bộ giảng viên: Đa số là cán bộ giảng viên trẻ, giảng dạy công tác mang tính sách vở nhiều, ít kinh nghiệm. Nhận thức chưa được đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của người cán bộ giảng viên, không có lòng yêu nghề dẫn đến tư tưởng "nhảy việc", hay so bì không có định hướng rõ hướng phát triển cá nhân đặc biệt là nhận thức chưa thoả đáng về yêu cầu đối với bản thân, không có tư tưởng cầu tiến, chậm đổi mới tư duy, ít năng động và sáng tạo trong hoạt động.
- Tâm lý “ an phận thủ thường" và ngại thay đổi trong việc tiếp thu cái mới cũng như ý thức chủ động tiếp tục học tập nâng cao trình độ và kỹ năng bản thân vẫn còn xảy ra ở một bộ phận giảng viên đặc biệt là cán bộ giảng viên có thâm niên công tác cao.
- Về vấn đề lương, thưởng, các phụ cấp khác. Hiện nay lương, thưởng là yếu tổ quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ làm việc của cán bộ giảng viên. Thực tế, lương, thưởng của cán bộ giảng viên được xếp vào loại trung bình so với các trường đại học trong khu vực. Theo số liệu báo cáo tổng kểt công tác tổ chức lao động và đời sống năm 2015. Thu nhập bình quân của giảng viên là ltháng 6.250.000đ/1CBGV. Tuy nhiên, so với xã hội thì thu nhập vẫn chỉ được xếp loại trung bình.
- Đạt các danh hiệu nhà giáo như: Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và các danh hiệu thi đua khác. Ngoài lợi ích vật chất, người giảng viên hướng đến lợi ích tinh thần, đó là nhu cầu cần được nhà trường ghi nhận và tôn trọng. Tuy nhiên những danh hiệu này đa phần chỉ giành
cho các cán bộ chủ chốt hoặc những người có thâm niên công tác. Còn giảng viên trẻ khó có thể đạt được...