Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 91 - 95)

giảng viên đang giảng dạy, công tác để phù hợp với khung năng lực chuẩn.

* Cơ sở giải pháp:

Chuẩn về trình độ chuyên môn trước hết được đánh giá thông qua bằng cấp. Theo luật giáo dục, giảng viên giảng dạy ở các trường Đại học phải có bằng cử nhân, kỹ sư trở lên. Nếu đánh giá dựa trên tiêu chí này thì 100% giảng viên của Trường Đại học Hà Tĩnh đều đạt chuẩn, song do xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, tiêu chí ẩy không còn phù hợp nữa. Xu hướng của nền giáo dục hiện đại giảng viên các trường Đại học phải có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, chí ít cũng đã qua các lớp đào tạo sau Đại học. Nếu là cử nhân hay kỹ sư phải là loại khá, giỏi trở lên và sau 5, 6 năm giảng dạy, họ phải có đủ điều kiện học tập và đào tạo ở cấp bậc cao hơn.

* Kế hoạch thực hiện:

Để định hướng cho sự phát triển của Trường hiện tại và tương lai, Trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên từ nay đến năm 2020. Và để đạt được kế hoạch đề ra, trường cần phải có những kế hoạch thực hiện cụ thể như:

- Một là: mạnh dạn tăng chỉ tiêu và gửi cán bộ giảng viên trẻ đi đào tạo cao học và nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước. Để biện pháp này có thể triển khai đạt kết quả cần có sự chủ động từ cả hai phía: lãnh đạo nhà trường và cán bộ giảng viên.

Về phía trường, cần xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, trong đó xác định rõ chỉ tiêu cho từng khối ngành (mỗi khối ngành khác

nhau có chế độ hỗ trợ đào tạo khác nhau) khi cử cán bộ giảng viên tham gia học cao

học và nghiên cứu sinh hàng năm. Sử dụng nguồn kinh phí dành cho bồi dưỡng đào tạo của nhà trường cùng với kinh phí hỗ trợ của Bộ chủ quản để chi trả kinh phí đào tạo và sinh hoạt phí khi cán bộ giảng viên theo học đồng thời đề ra những điều kiện ràng buộc đối với cán bộ giảng viên (buộc chuyển công tác khi cán bộ giảng viên không theo học cao học; hạn chế tự do thuyên chuyển công tác hoặc muốn chuyển công tác phải có thời gian cống hiến tại trường nhất định...)

Về phía giảng viên mỗi người cần nhận thức sâu sắc học cao học và nghiên cứu sinh là lẽ sống còn để trở thành người giáo viên giảng dạy đại học. Từ đó có ý thức và quyết tâm theo học các khóa đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, khắc phục mọi khó khăn để đạt kết quả cao.

- Hai là liên kết với các trường Đại học, các học viện, viện nghiên cứu mở các lớp đào tạo cao học tại chỗ:

Hiện tại nhà trường đang đào tạo đa ngành vì vậy với khối ngành kinh tế cần liên kết với các trường đã có bề dày về đào tạo cao học như Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại.... Với khối ngành kỹ thuật cần liên kết với trường Đại học bách khoa Hà nội, đại học Xây dựng...

- Ba là khuyến khích mọi cán bộ giảng viên tự nâng cao và bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. Đồng thời nhà trường cần phải: Mở các lớp chuyên đề chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, coi đây là hình thức thường xuyên, có cơ chế kiểm tra, đánh giá chu đáo. Mạnh dạn dùng kinh phí trợ cấp, hỗ trợ, ưu đãi cho giảng viên có kết quả cao khi theo học các khóa đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh... Đưa nội dung đào tạo và nâng cao chuyên môn vào thi đua.

- Bốn là tổ chức kèm cặp theo kiểu truyền nghề giữa cán bộ giảng viên có thâm niên công tác cao với cán bộ giảng viên trẻ. Để công việc này thực hiện tốt nhà trường cần xây dựng quy chế phục vụ cho hình thức bồi dưỡng này.

Về nghiệp vụ sư phạm, bên cạnh việc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nhà

trường cần chú trọng chuẩn hóa về trình độ nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy. Thực tế cho thấy phần lớn giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh tốt nghiệp ở các trường không thuộc ngành sư phạm. Vì thế không ít giảng viên trẻ khá lúng túng trong khi giảng dạy. Các giảng viên lớn tuổi, thâm niên giảng dạy nhiều chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Hơn nữa phương pháp giảng dạy đại học khác hẳn với phương pháp dạy ở phổ thông, nên các giảng viên chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khi giảng dạy.

Để chuẩn hóa phương pháp giảng dạy, tạo cho giảng viên thói quen với phương pháp và kỹ năng, kỹ xảo triển khai các bài giảng ở bậc đại học thì theo tác giả, nhà trường cần thực hiện các công việc sau:

Cần tập trung trang bị cho giảng viên những kiến thức về giáo dục và tâm lý học, phương pháp giảng dạy đại học, kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy: Giảm bớt phần lý thuyết, tăng phần thực hành, tay nghề. Tăng cường dẫn liệu từ thực tế, qua thực tế để chứng minh lý luận, tránh lối dạy chay. Đưa việc sử dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào quá trình giảng dạy. Tích cực bồi dưỡng giảng viên thông qua hình thức trợ giảng, chuyển giảng và thử việc

Về kiến thức tin học, ngoại ngữ. Việc chuẩn hoá năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng viên nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ theo các quy định về chuẩn năng lực ngoại ngữ theo Khung tham chiếu Châu Ẩu (CEFR) và Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới và cả trong nước trong đó có trường Đại học Hà Tĩnh, việc áp dụng khung tiêu chuẩn về ngoại ngữ được thực hiện theo lộ trình kế hoạch của chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, công văn số 808/KH-BGDĐT ngày 16/8/2012 của Bộ GD&ĐT về kế hoạch triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2012-2020 và thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày gày 24 tháng 01 năm 2014 về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

* Kỳ vọng đạt được :

- Đối với cán bộ giảng dạy chuyên ngữ:

100% cán bộ giảng dạy tiếng Anh đạt trình độ tối thiểu Cl, trong đó 40 % cán bộ giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ phải đạt trình độ tiếng Anh C2.

50% cán bộ giảng dạy tiếng Anh được tham gia các khoa tập huấn nâng cao tại nước ngoài, cán bộ giảng dạy các ngoại ngữ khác (tiếng Nga, Trung, Pháp) cũng phải đảm bảo các trình độ quy chuẩn tương đương với quy chuẩn của tiếng Anh (có danh mục quy chuẩn riêng cho từng ngoại ngữ).

- Đối với cán bộ giảng dạy các chuyên ngành khác:

100 % cán bộ giảng dạy các chuyên ngành khác là thạc sỹ phải đạt trình độ tiếng Anh B1 hoặc ngoại ngữ khác đạt trình độ B1.

100 % cán bộ giảng dạy các chuyên ngành khác có trình độ Tiến sỹ, Phó giáo sư, Giáo sư phải đạt trình độ tiếng Anh B2 hoặc ngoại ngữ khác đạt trình độ B2.

100% cán bộ giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải đạt trình độ tiếng Anh C1 hoặc đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài mà tiếng Anh được sử dụng trong quá trình học tập.

Tin học cũng là một công cụ quan trọng được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội nhất là trong công việc dạy học. Nhờ có máy tính và công nghệ thông tin mà việc soạn giảng của giảng viên có thể thực hiện thuận lợi hơn, và giảng viên có thể cập nhật được các kiến thức mới để đưa vào bài giảng của mình một cách tiện lợi, dễ dàng hơn. Hiện nay đa số cán bộ giảng viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản là chủ yếu mà chưa khai thác hết những tính năng, tác dụng cũng như các phần mềm trên máy tính. Nhà trường phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ giảng viên đạt trình độ B về tin học trở lên.

Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra về trình độ ngoại ngữ và tin học, nhà trường cần phối hợp tốt với các cơ sở giáo dục đào tạo khác như mở các lớp đào tạo tại chỗ về ngoại ngữ và tin học đồng thời phải tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, lộ trình thực hiện chi tiết và đề ra các điều kiện bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Kinh phí thực hiện, trích từ các nguồn thu ngoài ngân sách cho việc bồi dưỡng ngoại ngữ, khai thác từ các nguồn hỗ trợ khác như đề án ngoại ngữ quốc gia- 2020, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài...phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học kết họp với sự đóng góp tò bản thân mỗi giảng viên.

- Kiến thức về thực tế . Hiện nay do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do vậy công nghệ máy móc thiết bị của nhà trường thường xuyên bị lạc hậu, nhà trường gặp khó khăn về kinh phí trong việc mua sắm mới thiết bị học cụ để theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Do vậy, cán bộ giảng viên nhà trường sẽ bị hạn chế

về kiến thức thực tế nếu không được tham quan, kiến tập tại các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng máy móc thiết bị hiện đại sẽ không có cơ hội để cập nhật, học hỏi và trao đổi thông tin với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cũng để giảm tính hàn lâm tăng tính thực tế, nhà trường cần có sự liên kết, hợp tác với các nhà máy, công ty có sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại bằng các hình thức ký hợp đồng liên kết trong đó nhiệm vụ của doanh nghiệp là tạo điều kiện để cán bộ giảng viên cùng với sinh viên nhà trường được thực hành trên cơ sở tìm hiểu và vận hành thiết bị của doanh nghiệp ngược lại nhà trường sẽ có trách nhiệm trong việc giới thiệu và cung cấp lực lượng lao động là những sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập đến làm việc cho doanh nghiệp.

Khi liên kết với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngoài việc nâng cao tính thực tế trong công tác đào tạo còn giúp nhà trường định hướng được chiến lược trong công tác đào tạo ra những sinh viên thuộc những khối ngành mà thị trường lao động cần.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 91 - 95)