Từ những đánh giá, nhận xét chung, năng lực đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên cần có khảo sát phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và những định hướng cho từng tập thể, cá thể để có những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của trường. Trong quá trình thực hiện có thể thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp hoặc có thể sử dụng từng phương thức, từng giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ.
Bảng 2.10. Bảng nhận xét chung về năng lực của giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh
TT Tiêu chí Nhận xét chung
KIẾN THỨC
1 Nhóm kiến thức xã hội Tốt
2 Nhóm kiến thức chuyên môn Bình thường
KỸ NĂNG Bình thường
3 Kỹ năng về giảng dạy Bình thường
4 Kỹ năng sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học Bình thường
5 Kỹ năng về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm Bình thường
6 Kỹ năng về hiểu biểt và cảm hóa sinh viên Bình thường
7 Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục Tốt
THÁI ĐỘ Rất tốt
8 Đạo đức chuẩn mực Rất tốt
9 Lòng yêu nghề Rất tốt
10 Lòng yêu mến sinh viên Rất tốt
Kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy đội ngũ giảng viên có những mặt mạnh, yếu sau:
- Về kiến thức chuyên môn: Được đánh giá đạt mức độ bình thường, điều này phản ánh đúng thực trạng trình độ và chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuy đa số các giảng viên đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, tay nghề (bằng cấp đào tạo) trước khi được tuyển dụng nhưng do đội ngũ giảng viên trẻ nhiều trong quá trình giảng dạy không thường xuyên cập nhật kiến thức chưa có kinh nghiệm, giảng chay, dạy theo lối mòn, sách vở thiếu tính chủ động, sáng tạo, chưa có thời gian tìm hiểu sâu rộng các kiến thức liên quan đến các học phần mình đảm nhiệm giảng dạy dẫn đến bài giảng chưa sinh động chưa hiểu sâu bản chất vấn đề cần truyền đạt.
- Về kỹ năng giảng dạy, giao tiếp và một số kỹ năng khác: Được đánh giá ở mức độ bình thường theo tổng hợp ở bảng nêu trên. Nhưng nhìn nhận khách quan cho thấy những kỹ năng này cần được đào tạo lại một cách bài bản, cụ thể hơn thông qua việc phân loại, rà soát, tách nhóm đối tượng để bồi dưỡng từng kỹ năng đối với từng đối tượng làm thay đổi căn bản nhận thức và nâng cao năng lực cho giảng viên, giáo viên. Chú trọng nhiều vào các kỹ năng hiểu biết và cảm hóa sinh viên và kỹ năng giảng dạy, để thực sự tạo sự chuyển biển về chất trong Nhà trường, tạo được những giá trị mang tính cốt lõi.
- Về các thái độ được đánh giá cao, các nội dung này của đội ngũ giảng viên đều được đánh giá ở mức độ tốt, cho thấy các giáo viên đã thực sự là các nhà sư phạm, những tấm gương về đạo đức, tình thương yêu, sự bao dung, độ lượng đã thực sự tạo được niềm tin trong sinh viên, tạo mối quan hệ tốt trong đồng nghiệp và quan hệ cởi mở đối với học sinh, sinh viên.
Thông qua việc đánh giá, khảo sát và các nội dung phân tích cho thấy những mặt, những nội dung đã làm được, làm tốt để phát huy và nâng tầm, đồng thời cũng cần phải có những giải pháp để khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, đặc biệt khi trường nâng cấp thành trường đại học, đào tạo đa cấp, đa ngành.
Từ những đánh giá, nhận xét chung, năng lực đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên cần có khảo sát phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và những định hướng cho từng tập thể, cá thể để có những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của trường. Trong quá trình thực hiện có thể thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp hoặc có thể sử dụng từng phương thức, từng giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ.