Đổi mới nội dung, quy trình công tác kiểm tra, đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 95 - 96)

giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá năng lực của giảng viên trong nhà trường là một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường

* Cơ sở của giải pháp

- Qua công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên, nhà trường có thể biết cán bộ giảng viên biết năng lực chung của từng cán bộ giảng viên.

- Qua kiểm tra, xây dựng được kỷ cương, nề nếp quản lý của đơn vị.

- Qua kiểm tra có thể đánh giá được những giải pháp đưa ra với hoạt động giảng dạy công tác của đội ngũ cán bộ giảng viên có phù họp hay không để kịp thời chỉnh sửa.

*Kế hoạch thực hiện

Hiện nay, công tác kiểm tra giám sát trong nhà trường còn nhiều mặt hạn chế, vì thế để làm tốt công tác này, qua tìm hiểu thực tể tác giả xin đưa ra một số đề xuất sau: - Công tác kiểm tra đánh giá phải được đưa vào kế hoạch cả năm, phải được thông qua và phổ biến đến từng cán bộ giảng viên

- Kế hoạch kiểm tra phải rõ ràng, chi tiết về: Thành phần ban kiểm tra, Nội dung, phương pháp kiểm tra, thời gian, thời điểm kiểm tra, đối tượng kiểm tra,

- Ngoàikiểm tra thường kỳ có báo trước, thì phải có kiểm tra đột xuất

- Sau kiểm tra phòng đào tạo phải tổng hợp toàn bộ hồ sơ kiểm tra đánh giá xếp loại theo thứ tự thời gian hay theo chuyên đề để lưu lại cho hết học kỳ hoặc hết năm học làm cơ sở cho quá trình xét thi đua.

- Kết quả kiểm tra phải được công bố công khai, trên cơ sở đó từng cán bộ giảng viên rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy của minh, bổ sung những mặt còn yếu, thiếu chưa phù hợp

Nếu đánh giá năng lực của giảng viên chỉ dựa vào một tiết giảng trong phong trào hội giảng thì việc đánh giá giảng viên sẽ không mang tính tổng họp và chính xác về cả quá trình hoạt động trong một năm học, nhiều giảng viên dạy tốt nhưng trong tiết hội giảng có thể sơ xuất sẽ bị đánh giá là không tốt trong cả quá trình, nhiều giảng viên yếu kém do nhập vai tốt (kiến thức không phải của mình mà do học thuộc và có kèm người hướng dẫn.) mà được đánh giá là tốt, là giáo viên dạy giỏi... Như vậy sẽ mất đi tính khách quan trong đội ngũ giảng viên. Để khắc phục tình trạng này, nhà trường sẽ đánh giá, xếp loại giảng viên hàng năm qua 3 tiêu chí kiến thức, kỹ năng và thái độ.

* Kỳ vọng đạt được

Kiểm tra, đánh giá năng lực cán bộ giảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi nhà trường và mỗi cán bộ giảng viên. Kiểm tra, đánh giá, giám sát tại tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới. Trên cơ sở thông quá công tác kiểm tra, đánh giá nhà trường sẽ điều chỉnh nguồn nhân lực, đề bạt, thuyên chuyển hay lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên trường đại học hà tĩnh (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)