5. Bố cục của khóa luận
2.1.1. Miêu tả việc sử dụng các hình thức của từ
Để cho việc khảo sát mang tính khách quan và độ tin cậy cao, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 50 bài báo trên 3 trang báo điện tử là: Vnexpress (Vnexpress.net), VN Thư quán (vnthuquan.net), 24h (24h.com.vn). Như vậy, tổng cộng có tất cả 150 bài của 3 trang báo.
Trang Vnexpress.net
Khảo sát 50 bài của trang Vnexpress.net cho thấy có một số lỗi sai về mặt hình thức của từ. Đó là các lỗi sai về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu.
Về sai phụ âm đầu: Khảo sát ở 50 bài báo có 10 bài sai lỗi phụ âm đầu. Phụ âm đầu thường bị lỗi là: /s/, /x/, /tr/, /ch/, /d/, /r/, /gi/, /ngh/, /ng/. Trong đó những âm /s/, /x/, /tr/, /ch/ sai với tỷ lệ cao hơn. Ví dụ:
(1) “South China Morning Post dẫn lời Wang Hanling, một chuyên gia hải quân thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc,bình luận rằng hoạt động này của ông Tập cùng với cuộc tập trận của hải quân có thể là một thông điệp đến các
26
nước đang có tranh chấp chủ quyền, mặt khác cổ súy ngư dân Trung Quốc trên
các vùng biển đó”
(Nguồn Vnexpress.net, thứ sáu, 12/4/2013, 10:33 GMT+7)
(2) “Chị (kẻ lừa đảo giả danh) nhờ tôi mua dùm card điện thoại mobifone để tặng người bạn và cho tôi đường link vào xem hình gia đình chị, tôi không nghi
ngờ gì cả, gọi điện thoại về Việt Nam cho người bạn nhờ mua dùm 2 triệu tiền
card cho chị”
(Nguồn Vnexepress.net, thứ tư, 14/3/2012, 11:25 GMT+7)
(3) “Doanh nghiệp bất động sản mong ngân hàng siết nợ”
(Nguồn Vnexpress.net, thứ hai, 8/4/2013, 03:04 GMT+7)
(4) "Điều tôi quan tâm nhất là độ an toàn. Có sản phẩm trong vài năm không xảy ra tai nạn nhưng cũng không thể lường trước được. Theo tôi, nếu có người đã nhìn nhận cầu Rồng giống con rắn hay con lươn thì có nâng lên một hai thước nữa
cũng vậy thôi. Hơn nữa, nếu đầu rồng ngẩng cao lên thì vô hình chung dáng rồng
không phải là đang bay mà là dừng lại"
(Nguồn Vnexpress.net, thứ sáu, 5/4/2013, 11:16 GMT+7) Dưới đây là danh sách số từ mắc lỗi phụ âm đầu với tỷ lệ cao của báo
Vnexpress.net
Trang Vnexpress.net
Từ mắc lỗi Sửa lỗi
cổ súy siết nợ dùm vô hình chung xum họp sơ xài bỏ xót xử xự cổ xúy xiết nợ giùm vô hình trung sum họp sơ sài bỏ sót xử sự
27
trôi giạt nghe phong phanh
trôi dạt nghe phong thanh
Về sai phần vần: Phần vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối. Lỗi phần vần tập trung ở âm đệm và âm chính. Một số âm chính mắc lỗi như: | i |, | e |, | ω | | γ |, | ɔ |. Ví dụ:
(1) “Ở một hoàn cảnh khác, một thời điểm khác, chỉ riêng sự chênh lệch quá
lớn về tầm vóc ấy là đủ để biến Real thành một "ông ngáo ộp", làm chết khiếp
những anh lính mới tò te ngay từ khi trái bóng chưa lăn. Nhưng điều đó có lẽ không phù hợp để nói về trận đấu giữa Real với Man City hôm nay”
(Nguồn Vnexpress.net, thứ ba, 18/09/2012 10:18 GMT+7)
(2) “Tiết lộ của giới mày râu trong phòng khám nam khoa cho thấy họ "rủ
cờ" vì những lý do rất oái ăm như vợ chê bụng bia, bị bắt cọ nhà vệ sinh hay cấm
vận lâu ngày”
(Nguồn Vnexpress.net, thứ hai, 22/08/11 06:30 GMT+7)
(3)“Cặp vợ chồng một thủa sẽ cùng xuất hiện trên sân khấu sau hai năm tan
vỡ, trong đêm nhạc “Lắng nghe mùa thu vàng” diễn ra ngày 1-2/10 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội”
(Nguồn Vnexpress.net, thứ năm, 15/09/2011 07:30 GMT+7)
(4)“Trong quá trình điều trị vết thương vì vụ tấn công và cưỡng hiếp tại
bệnh viện ở Delhi, cô gái 23 tuổi có lúc hồi tỉnh và kể lại sự việc như lời trăng trối
cuối cùng trước khi qua đời”
(Nguồn Vnexpress.net, thứ bảy, 12/1/2013, 09:30 GMT+7) Sau đây là một số từ viết sai âm đệm và âm chính của trang Vnexpress.net
Trang Vnexpress.net
28 Âm đệm ngáo ộp oái ăm khuyếch đại Âm chính gởi cung nghinh thủa trao dồi Âm cuối cứng ngắt trăng trối sát nhập Âm đệm ngoáo ộp oái oăm khuếch đại Âm chính gửi cung nghênh thưở trau dồi Âm cuối cứng ngắc trăn trối sáp nhập Về sai thanh điệu
Khảo sát 50 bài của trang Vnexpress.net chúng tôi nhận thấy có một số lỗi về thanh điệu. Phần nhiều là sai về thanh hỏi và thanh ngã. Ví dụ:
- “Cám ơn anh vì đã chấp nhận quá khứ của em”
(Nguồn Vnexpress.net, thứ bảy, 2/3/2013, 09:19 GMT+7) Bảng danh sách các từ mắc lỗi phổ biến
Trang Vnexpress.net
Từ mắc lỗi Sửa lỗi
khinh dễ dễ ngươi cám ơn riêng lẽ hổ trợ nghĩ ngơi khinh dể dể ngươi cảm ơn riêng lẻ hỗ trợ nghỉ ngơi Trang Vnthuquan.net
29
Khảo sát 50 bài của trang vnthuquan.net cho thấy có một số lỗi sai về mặt hình thức của từ. Đó là các lỗi sai về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu.
Về sai phụ âm đầu: Khảo sát ở 50 bài báo có 12 bài sai lỗi phụ âm đầu. Phụ âm đầu thường bị lỗi là: /s/, /x/, /tr/, /ch/, /d/, /r/, /gi/, /ngh/, /ng/. Trong đó những âm /s/, /x/, /tr/, /ch/ sai với tỷ lệ cao hơn. Ví dụ:
(1)“Nói chung là những người cổ súy cho một nền văn học nghệ thuật tự do
không bị ràng buộc vào những thói quen, những suy nghĩ cũ”
(Nguồn Vnthuquan.net, vào ngày: 12 tháng 6 năm 2012)
(2)“Ở bờ bên kia, nơi hiện đang là cánh đồng cỏ ngập nước, trước đây là một cánh rừng bạch dương bạt ngàn, còn trên quả đồi trọc nổi rõ phía chân trời,
ngày xưa là một rừng thông già xanh ngăn ngắt. Trên sông xà lan xuôi ngược”
(Nguồn Vnthuquan.net, vào ngày: 28 tháng 8 năm 2004)
(3)“Cừu Thiên Nhậm lườm Thiết Phiến Ngọa Long, rồi nhìn lại bọn giáo đồ,
vô hình chung, không biết nghĩ gì, lão bất giác buông một tiếng thở dài”
(Nguồn Vnthuquan.net, vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003) Dưới đây là danh sách số từ mắc lỗi phụ âm đầu với tỷ lệ cao của báo
Vnthuquan.net
Trang Vnthuquan.net
Từ mắc lỗi Sửa lỗi
sa sả sắc son cổ súy dùm xà lan dáo dác vô hình chung dèm pha xa xả sắt son cổ xúy giùm sà lan nháo nhác vô hình chung gièm pha
30
xiết chặt siết chặt
Về sai phần vần: Phần vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối. Lỗi phần vần đều xuất hiện ở âm đệm, âm chính và âm cuối. Một số âm chính mắc lỗi như: | i |, | e |, | ω | | γ |, | ɔ |, /uo/ và môt số âm cuối thường bị chuyển hóa như: n – ng, c – t. Ví dụ:
(1) “David thân yêu, anh vẫn thấy cha anh là một con ngáo ộp”
(Nguồn Vnthuquan.net, vào ngày: 7 tháng 10 năm 2004)
(2) “Cô luôn cố gắng trao dồi tiếng Anh từ những ngày đó, rồi trong suốt
bốn năm Đại học, cô vẫn không ngừng truy tìm học bổng và duy trì điểm số luôn ở mức xuất sắc”
(Nguồn vnthuquan.net, vào ngày: 27 tháng 7 năm 2007)
(3) “Năm 1407, nhà Minh triệt được họ Hồ, sát nhập An Nam vào đế quốc
Trung Hoa”
(Nguồn Vnthuquan.net, vào ngày: 28 tháng 1 năm 2005) Sau đây là một số từ viết sai âm đệm, âm chính và âm cuối của trang
Vnthuquan.net:
Trang Vnthuquan.net
31 Âm đệm ngáo ộp oái ăm khuyếch trương Âm chính gởi bặm trợn cung nghinh thủa trao dồi tông tích Âm cuối cá vượt choáng hết sát nhập Âm đệm ngoáo ộp oái oăm khuếch trương Âm chính gửi bậm trợn cung nghênh thưở trau dồi tung tích Âm cuối cá vược choán hết sáp nhập
Về sai thanh điệu
Khảo sát 50 bài của trang Vnthuquan.net chúng tôi nhận thấy có một số lỗi về thanh điệu. Phần nhiều cũng là sai về thanh hỏi và thanh ngã, cụ thể như sau:
Trang Vnthuquan.net
32 nghĩ mát lẫn trốn khinh dễ dễ ngươi cám ơn kẻ hở nghỉ mát lẩn trốn khinh dể dể ngươi cảm ơn kẽ hở Trang 24h.com
Khảo sát 50 bài của trang 24h.com cho thấy cũng có một số lỗi sai về mặt hình thức của từ. Đó là các lỗi sai về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu.
Về sai phụ âm đầu: Khảo sát ở 50 bài báo có 9 bài sai lỗi phụ âm đầu. Phụ âm đầu thường bị lỗi là: /s/, /x/, /tr/, /ch/, /d/, /r/, /gi/, /ngh/, /ng/. Trong đó những âm /s/, /x/, /tr/, /ch/ sai với tỷ lệ cao hơn. Ví dụ:
(1)“Điều gì ẩn dấu quanh ngôi nhà bị ma bắt?”
(Nguồn 24h.com,thứ ba, 04/05/2010, 04:30 AM (GMT+7)
(2)“Đành rằng những phát ngôn của cô được xem là thật thà nhưng vô hình
trung cổ súy cho quan điểm lười lao động, ưa hưởng thụ và dựa dẫm của một bộ
phận giới trẻ hiện nay”
(Nguồn 24h.com, thứ ba, 26/02/2013, 05:12 AM (GMT+7)
(3)“Vạch tuyết dùm xe”
(Nguồn 24h.com, thứ hai, 18/03/2013, 01:53 PM (GMT+7) Dưới đây là danh sách số từ mắc lỗi phụ âm đầu với tỷ lệ cao của báo
24h.com
Trang 24h.com
Từ mắc lỗi Sửa lỗi
cổ súy xúc tích dùm vô hình chung cổ xúy súc tích giùm vô hình trung
33
xiết chặt sơ xuất xỉ nhục nghe phong phanh
siết chặt sơ suất sỉ nhục nghe phong thanh
Về sai phần vần: Phần vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối. Một số âm chính mắc lỗi như: | i |, | e |, | ω | | γ |, | ɔ |, /uo/. Ví dụ:
(1) Video clip hài: “Bỗng nhiên hóa ngáo ộp”
(Nguồn 24h.com, thứ hai, 07/11/2011, 12:10 AM (GMT+7)
(2)“Cơm công nhân: Nhầy nhụa, be bét, tả tơi”
(Nguồn 24h.com, thứ bẩy, 14/05/2011, 01:34 PM (GMT+7)
(3)“Cập nhập lịch thi đấu các giải bóng đá trong ngày”
(Nguồn 24h.com, thứ bẩy, 13/04/2013, 06:42 AM (GMT+7) Sau đây là một số lỗi sai thường gặp về âm đệm, âm chính và âm cuối của trang 24h.com:
Trang 24h.com
Từ mắc lỗi Sửa lỗi
Âm đệm ngáo ộp oái ăm khuyếch trương Âm chính gởi cung nghinh thủa thứ bẩy đọc giả Âm cuối bước ngoặc Âm đệm ngoáo ộp oái oăm khuếch trương Âm chính gửi cung nghênh thưở thứ bảy độc giả Âm cuối bước ngoặt
34
trăng trối cập nhập
trăn trối cập nhật Về sai thanh điệu
Khảo sát 50 bài của trang 24h.com chúng tôi nhận thấy có một số lỗi về thanh điệu. Ví dụ:
- “Cám ơn, tôi đã nhận ra mình giỏi!”
(Nguồn 24h.com, thứ tư, 06/03/2013, 12:05 AM (GMT+7) Một số lỗi thường gặp như:
Trang 24h.com.net
Từ mắc lỗi Sửa lỗi
khinh dễ dễ ngươi cám ơn sữa chữa rãnh rỗi khinh dể dể ngươi cảm ơn sửa chữa rảnh rỗi 2.1.2. Thống kê thực trạng
Về cơ bản, thống kê thường nêu ra % của vấn đề cần khảo sát mà cụ thể trong bài là % tỷ lệ lỗi sai về mặt hình thức của từ. Muốn tính được tỷ lệ % đó ta phải tính theo số lượng từ sai trên các tiêu chí: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Tuy nhiên việc đếm, thống kê và tính với số lượng từ như thế trên báo viết là một việc làm không dễ dàng. Muốn tính được % tỷ lệ lỗi sai về hình thức của từ một cách khách quan, chính xác nhất không chỉ đơn thuần là đếm số từ sai mà phải thống kê được cả số từ đúng và nếu như thế cần có một số lượng bài báo lớn (vì % lỗi sai = Số từ sai/ Số từ sai + số từ đúng). Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ cần phản ánh được thực trạng chính tả trên báo viết hiện nay từ đó làm rõ sự ảnh hưởng của thực trạng đến sự thống nhất chính tả trên nhà trường phổ thông. Vì thế, trong bảng thống kê lỗi hính thức của từ, chúng tôi tạm chọn cách thống kê theo tiêu chí: số lượng lỗi/ đơn vị bài báo, cụ thể như sau:
35
Các trang báo
Phân loại Vnexpress.net Vnthuquan.net 24h.com
Sai hình thức từ Phụ âm đầu 10/50 12/50 9/50 Phần Vần Âm đệm 10/50 10/50 9/50 Âm chính 11/50 11/50 10/50 Âm cuối 9/50 11/50 9/50 Thanh điệu 8/50 10/50 6/50 Trên đây là thống kê sơ bộ của chúng tôi về những lỗi sai về mặt hình thức từ mà các trang báo mạng thường mắc phải. Điều này quả thật đáng báo động cho các trang báo mạng trong ý thức giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt. Có thể các trang báo này không phải là báo in nên việc biên tập trở nên lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát báo in, chúng tôi đã thấy có trường hợp : “… xin goịc cho
chúng tôi” [TN, tr.6, 2-3-2013]. Có thể lỗi trên là do quá trình đánh máy nhưng vai trò của biên tập viên ở đâu? Báo mạng nếu sai thì có thể lên cáo lỗi rồi sửa, còn báo in thì đã rành rành ra như thế thì sửa làm sao?
2.2. Về mặt dấu câu
2.2.1. Đôi điều cần biết về dấu câu
Dấu câu (Punctuation) trong các từ điển song ngữ và sách vở ngôn ngữ học ở nước ta thường được dịch ra thành: dấu ngắt câu, dấu chấm câu và dấu câu. Cách dịch này tự thân nó đã cho thấy một quan điểm có tính định hướng rất rõ của các học giả: đó là nhìn thấy ở đây chỉ mỗi một chức năng duy nhất của các loại dấu (mark) có liên quan đến “câu”, hay rộng hơn và đúng hơn – có liên quan đến vai trò của các dấu này trong việc phân giới giữa các câu, giữa các thành phần trong câu, giữa các vế câu (ghép) và giữa các thành tố trong cụm từ. Hay nói một cách khác, thuật ngữ “punctuation” đã bị khuôn hẹp lại cho những gì nằm trong phạm vi “ngữ pháp”. Hãy thử xem một vài định nghĩa về khái niệm này ở sách báo nước ngoài:
36
- Từ điển ngôn ngữ học (Dictionnary of Linguistics, in năm 1954, New York): “Việc dùng dấu quy ước để chia tách những bộ phận hay yếu tố của một văn bản (chúng tôi nhấn mạnh – LTT), nhằm mục đích đảm bảo và cải thiện sự sáng rõ ý nghĩa của văn bản”.
- “Từ điển Bách khoa ngôn ngữ học (Lingvisticheski entsiklopedicheskii slovar, in năm 1990, Moskva)”, nêu ra 03 định nghĩa như sau:
+ Hệ thống các ký tự không phải là chữ cái, cùng với Tự pháp và Chính tả, tạo nên các phương tiện chủ yếu của ngôn ngữ viết; nhiệm vụ chính của punktuatsija là phân đoạn và tổ chức về mặt tư pháp cho văn bản;
+ Các quy tắc định chế các chuẩn mực trình bày các dấu trong văn bản, đã được hình thành cho ngôn ngữ đó;
+ Phân môn của ngôn ngữ học nghiên cứu các quy luật của hệ thống các dấu và các chuẩn mực sử dụng chúng.
Như vậy, so với cách hiểu của thế giới thì quan niệm của ta có phần hạn hẹp hơn và đã bỏ sót một số chức năng của các “dấu câu”. Vì vậy chúng ta cần có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn nữa mà trước hết là trong cách dịch thuật ngữ này. Chúng tôi đồng quan niệm với GS. TSKH. Lý Toàn Thắng trong việc lựa chọn một cách dịch mới là: Phép dùng các dấu trong câu và trong văn bản tiếng Việt.
Hiện nay, để chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp, tiếng Việt sử dụng mười dấu câu sau đây: dấu chấm (.); dấu hỏi (?); dấu cảm (!); dấu chấm lửng (…); dấu phẩy (,); dấu chấm phẩy (;); dấu hai chấm (:); dấu ngang (-); dấu ngoặc đơn ( ); dấu ngoặc kép (“ ”). Trong đó, căn cứ theo “Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011” của Bộ Nội vụ, quy cách viết hoa trong văn bản tiếng Việt được ấn định là “1.Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép ( “…”) và khi xuống dòng. 2.Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng”.
37
Về chức năng của các dấu câu thì các tài liệu tiếng Nga hay nói đến vấn đề này hơn: thường hay thấy giới Nga ngữ học nói đến 03 chức năng của “dấu câu”,
cụ thể là:
- Biểu thị ngữ pháp, liên quan đến sự thông hiểu văn bản;
- Biểu thị ngữ pháp, liên quan đến vai trò của các dấu trong việc phát lộ cấu trúc cú pháp của văn bản
- Biểu thị ngữ âm, hay ngữ điệu, liên quan đến vai trò của các dấu trong tư cách là chỉ báo về âm điệu và nhịp điệu của lời
2.2.2. Thực trạng sử dụng dấu câu trên báo viết
Có thể nói việc sử dụng dấu câu hợp lý đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nắm rõ nội dung, ý nghĩa của văn bản tiếng Việt. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được qua mẩu truyện cười sau đây:
Sự lợi hại của dấu câu
Để chấn chỉnh cách ăn mă ̣c của ho ̣c sinh, ban giám hiê ̣u ghi lên bảng thông