Về cách viết tắt

Một phần của tài liệu (Trang 53)

5. Bố cục của khóa luận

2.4. Về cách viết tắt

2.4.1. Các dạng viết tắt

2.4.1.1. Viết tắt từ ngữ liệu tiếng Việt

Về hình thức có 3 dạng chính sau đây:

(1) Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép các chữ cái đầu các từ trong cụm từ được viết tắt. Chữ cái đầu có thể là chữ cái ghi phụ âm, hoặc chữ cái ghi nguyên âm.

- Dạng viết tắt gồm toàn các chữ cái ghi phụ âm, ví dụ: UBND (Ủy ban Nhân dân); CMND (Chứng minh nhân dân); NHCT VN (Ngân hàng Công thương Việt Nam)… Các chữ ghi phụ âm trong tên gọi viết tắt có thể viết liền không có khoảng trắng giữa các chữ cái, hoặc có gạch ngang giữa một số chữ cái như Bộ LĐ-TB- XH (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội), hay có khoảng trắng giữa một nhóm chữ cái này với nhóm chữ cái khác, ví dụ: NH TMCP (Ngân hàng Thương mại cổ phần). Đôi khi có dấu chấm ngăn cách giữa các nhóm chữ cái và kết hợp cả dấu gạch ngang và dấu chấm, chẳng hạn: Đại học KHXH &NV – ĐHQG TP.HCM

(Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh); có trường hợp viết tắt 3 từ liên tiếp và ngăn cách bằng dấu phẩy như MX, XH, BH (mát xa, xông hơi, bấm huyệt) v.v…

- Dạng viết tắt có chen chữ ghi nguyên âm, ví dụ: VAC (vườn – ao – chuồng), NGƯT (Nhà giáo ưu tú), HĐBA LHQ (Hôi đồng Bảo an Liên Hiệp quốc)…

(2)Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép các âm tiết mở (gồm một phụ âm và một nguyên âm) của các âm tiết trong tên gọi đầy đủ (hoặc đôi khi có thay đổi về nguyên am và thứ tự âm tiết), ví dụ: KIDO (Kinh đô), CASUMINA (Cao su miền Nam); VINABICO (Công ty bánh kẹo Việt Nam); FAHASA (Phát hành sách); FUTA (Công ty Phương Trang) v.v… Dạng viết tắt này thường là tên gọi của công ty.

54

(3) Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép phụ âm đầu với cả âm tiết đi sau trong từ song tiết; hoặc ghép phụ âm và nguyên âm của âm tiết trước với toàn bộ âm tiết đi sau cùng của tổ hợp cần viết tắt, chẳng hạn Võ Việt Nam viết tắt thành VOVINAM.

Về nội dung

Các cụm từ được viết tắt có thể là tên các cơ quan công quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, tên cơ quan hành chính các cấp, tên các báo đài, các đơn vị giáo dục, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế - tài chính, các chức vụ, bằng cấp, học vị, học hàm,… và bất cứ đơn vị nào cần viết tắt cho gọn. Ví dụ: Bộ LĐ – TB – XH

(Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội), Viện KSND (Viện Kiểm sát nhân dân), Báo TT (báo Tuổi trẻ), trường ĐH (đại học), KS (kỹ sư), Đảng CSVN (Đảng Cộng sản Việt Nam, NHNN (Ngân hàng Nhà nước),…

Ngoài ra còn có dạng viết tắt khác thường gặp trong công văn như TL (thừa lệnh), KT (ký thay)…

Trong mỗi lĩnh vực riêng lại có những dạng viết tắt thường dùng. Ví dụ trong các quảng cáo mua bán bất động sản ta thường gặp: MT (mặt tiền), CHCC (căn hộ cao cấp), VP (văn phòng),…

2.4.1.2. Viết tắt từ ngữ liệu tiếng Anh

a. Vay mượn dạng viết tắt tiếng Anh có sẵn

Về mặt cấu tạo, bao gồm:

- Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép 2 chữ cái đầu của các âm tiết đầu của một từ. Ví dụ: IMF (International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế).

- Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép 2 chữ cái đầu của các âm tiết đầu của một từ. Ví dụ: ID (Indentification – Thẻ căn cước).

- Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép 2 chữ cái đầu. Ví dụ: Wi-Fi

(Wireless Fidelity – mạng không dây). Về mặt nội dung

55

- Các từ viết tắt thường là tên các tổ chức quốc tế như UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization – Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hiệp quốc)

- Tên các hãng truyền thông lớn như BBC (British Broadcasting Corporation)...

- Nhiều từ viết tắt mượn từ tiếng Anh dùng trong các ngành khoa học kỹ thuật, ví dụ: tên gọi ngành học IT (Information Technology)...

- Những từ viết tắt tiếng Anh dùng trong Y khoa như CT (Computed Tomography - Chụp cắt lớp vi tính)...

- Ngoài ra, còn có các từ viết tắt trong lĩnh vực kinh tế, trong các chương trình tiếng Anh, trong giao tiếp hằng ngày hay trong các ngành giải trí...

b. Tạo những dạng viết tắt mới từ ngữ liệu tiếng Anh hoặc hỗn hợp tiếng Việt lẫn tiếng Anh

(1) Viết tắt từ tên tiếng Anh của công ty niêm yết. Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, tên tiếng Anh: Asia Commercial Bank, tên viết tắt ACB...

(2) Viết tắt hỗn hợp từ ngữ liệu 2 thứ tiếng Anh – Việt. Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, tên tắt tiếng Anh: Sacombank, mã chứng khoán: STB (2 chữ cái ST viết tắt từ tên tiếng Việt: Sài Gòn Thương Tín, chữ B, từ tiếng Anh: bank...

(3) Loại viết tắt từ tên riêng tiếng Việt của Công ty như: BBT (CTCP Bông Bạch Tuyết).

c. Rút gọn và Việt hóa từ hoặc tổ hợp từ tiếng Anh thành dạng viết tắt theo cách đọc và cách viết tiếng Việt

Có các trường hợp:

- Chỉ lấy âm tiết đầu của tiếng Anh như Dolas -> đô la, đô...

- Chỉ lấy âm tiết thứ hai của từ tiếng Anh rồi đọc và viết theo kiểu tiếng Việt như Email -> meo, internet -> net...

56

- Đơn giản hóa cách phát âm một từ nước ngoài, tạo thành một từ đơn mới như từ show (tiếng Anh) được rút gọn thành “sô” được dùng để tạo nên một số các tổ hợp cố định mới như: bầu sô, ôm sô,...

2.4.2. Thực trạng viết tắt trên báo viết hiện nay

Về mặt lý thuyết chuyên sâu viết tắt được chia cụ thể thành nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi khảo sát của đề tài, để cho quá trình khảo sát thuận lợi, hợp lí cũng như tiện cho việc theo dõi chúng tôi xét thấy vấn đề viết tắt có thể chia thành hai nội dung lớn: viết tắt không cần chú giải và viết tắt có chú giải. Đây cũng là khung nội dung mà báo TT đề ra và chúng tôi xét thấy có tính khoa học và logic nên đã dựa vào để khảo sát ngữ liệu của ba tờ báo: TT, TN, NLĐ (phạm vi khảo sát như đã nêu trong mục 2.3).

2.4.2.1. Viết tắt có chú giải

Cách này thường áp dụng cho các từ (ngữ) khó nhận biết hoặc hay gặp phải sự nhầm lẫn; các từ (ngữ) liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nội dung chính được đề cập và xuất hiện nhiều lần trong tin, bài.

Các báo vẫn dùng hình thức thông thường để ghi đó là lấy các chữ cái đầu của mỗi âm tiết ghép lại với nhau (thường chuyển sang tiếng Anh và lấy các chữ cái đầu trong từng từ tiếng Anh ghép lại). Đây cũng là kiểu viết tắt phổ biến nhất trong văn bản hiện nay.

Viết tắt có chú giải thường là tên cơ quan, tổ chức có xuất hiện “yếu tố nước ngoài”: “Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM)…”, “Hiệp hội Kế toán công

chứng Anh và xứ Wales (ICAEW)…” [TN, tr.2, 9-3-2013], “Viện trao đổi văn hóa

Pháp (IDECAF)…” [TT, tr.13, 3-9-2012], “Hội toán học Mỹ (AMS)…” [TN, 2-9- 2012], ...; tên công ty, hiệp hội: “Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC)…” [TT, tr.7, 26-3-2013], “Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư viễn thông (INCOM)…” [NLĐ, tr.2, 7-9-2012], “Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)...”

[NLĐ, tr.4, 7-9-2012] ; các thuật ngữ cũng lần lượt xuất hiện ở các báo: bất động sản (BĐS), thị trường chứng khoán (TTCK), lưu học sinh (LHS), du học sinh

57

Nói chung, cách viết tắt có chú giải ở bốn báo đều rõ ràng, thông tin truyền tới người đọc vì vậy hiếm gặp trường hợp “râu ông nọ chắp cằm bà kia”. Tuy nhiên, mỗi báo cũng gặp những vấn đề cần lưu ý trong cách viết tắt, cụ thể:

- Có trường hợp viết tắt “lồng” viết tắt: “…51% cổ phần tại VSTV (K+)…”

[TT, tr.16, 28-2-2013]. Hay “Hôm qua, Chủ tịch LĐBĐ VN (VFF) Nguyễn Trọng

Hỷ cho biết..” [TN, tr.16, 5-9-2012].

- Từ (ngữ) viết tắt không giống cụm nguyên dạng: “…GS Ngô Bảo Châu đã

có buổi giao lưu với gần 200 giáo viên, học sinh, sinh viên (HS – SV)…” [TN, tr.4, 18-3-2013]. Hay “Vinaphone vừa thông báo đợt giảm giá cước cho đối tượng

thuê bao là học sinh, sinh viên (HS – SV) nhân dịp đầu năm học mới” [TN, tr.10, 4-9-2012] (dấu phẩy “,” chuyển thành dấu nối “-“. Trong tên các bộ ngành cũng gặp trường hợp “và” chuyển thành “-“, chứ không phải thành “&”, như: Bộ NN- PTNT, Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, còn có trường hợp: “Minh Phương được ví như “trái

tim” ở hàng tiền vệ đội tuyển bóng đá Việt Nam (ĐTVN) dưới thời Calisto,…”

[TN, tr.16, 5-9-2012].

- Cùng một từ (ngữ) nhưng lúc viết tắt lúc có ghi chú nhưng lúc không ghi chú: “Bãi giữ xe trong BV Chấn thương – Chỉnh hình TP.HCM …” [TT, tr.3, 3-9- 2012], “… tháng 9 này áp dụng cho các bệnh viện (BV) T.Ư …” [TN, tr.2, 4-9- 2012], “… Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…” [TN, tr.9, 2-9-2012], “Việt

Nam đã gia nhập WTO từ lâu, …” [TN, tr.12, 5-9-2012]…

Một điều cũng cần nói đến trong Viết tắt có chú giải là cách thức ghi chú của các báo, có các cách ghi:

- Từ (ngữ) viết tắt được để trong ngoặc đơn, nằm phía sau cụm từ được viết tắt. Cách này phổ biến nhất.Chẳng hạn như: “…Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)

…” [TN, tr.7, 18-3-2013], “… Công nghiệp than – khoáng sản VN (Vinacomin)…” [TT, tr.6, 26-3-2013] (trường hợp này nếu không chú thích sẽ rất dễ hiểu nhầm “VN” là viết tắt của “Việt Nam”).

- Từ (ngữ) viết tắt đặt sát từ (ngữ) nguyên dạng, không dùng dấu ngoặc đơn:

58

“… hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên KCNA lên tiếng …” [TN, tr.20, 7-9- 2012].

- Từ (ngữ) viết tắt “đóng vai trò chính”, cụm nguyên dạng nằm trong ngoặc đơn: “… Dự bị Đại học uy tín là Chương trình GAC (Chứng chỉ Đánh giá Toàn cầu)…” [TT, tr.10.3, 26-3-2013], “… tham dự kỳ thi ACT (American College Test)…” [TT, tr.10.3, 26-3-2013], “… Hội nghị CITES quốc tế (bảo vệ và chống buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp)…” [TT, tr.11, 26-3-2013].

- Đối với cụm từ viết nguyên dạng vốn rất dài, khi nó “buộc” xuất hiện trên tít báo thì bản thân nó sẽ được viết tắt. Điều này tạo sự ngắn gọn, thẩm mỹ cho tít của tin, bài. Và phần chú giải sẽ được tác giả nêu ở phần đề dẫn hay phần đầu của thân tin, bài. Có thể minh họa: “SCIC cần đưa vốn vào những lĩnh vực khó” (tít),

“… việc Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)…” (thân tin) [TN, tr.7, 18-3-2013]; “Cửa hàng tàu hủ HAT” (tít), “Và cửa hàng với cái tên tàu

hủ HAT ra đời…(Nguyễn Lê Hận, Đinh Tuấn Ân, Mai Thanh Tùng)…” (thân tin) [bổ sung…]; “AFCA vắng mặt trong phiên họp xử lý sai phạm” (tít), “Ngày

5-9, … các hoạt động không đúng quy định của Hội chống gian lận thương mại và Hỗ trợ tiêu dùng TP.HCM (AFCA) theo ý kiến …” (đề dẫn) [TN, 5-9-2012]; “VALC tiếp nhận chiếc máy bay Airbus A321-200 thứ hai” (tít), “Công ty CP cho thuê máy bay Việt Nam (VALC) đã tiếp nhận …” (thân tin) [TN, tr.6, 7-9-2012].

2.4.2.1. Viết tắt không cần chú giải

Đây là cách viêt tắt đối với các từ (ngữ) đã trở nên phổ biến, quen thuộc, người đọc dễ dàng nhận ra và tiếp nhận thông tin nhanh chóng, chính xác. Cả ba tờ báo đều có xuất hiện những từ (ngữ) viết tắt giống nhau:

a.Cơ quan, tổ chức truyền thông: TTXVN, Hãng tin AFP, THX, CNN, BBC, ABC, RIA, VOV, VOH, … và các thuật ngữ trong tác nghiệp báo chí: PV, LTS, PV – NS (cụm viết tắt trong các bài phỏng vấn của Phóng viên với Nghệ sĩ), … Đây là những từ (ngữ) luôn được viết tắt trong các tin, bài.

59

b.Cơ quan, tổ chức, đơn vị xã hội hoặc nhà nước

Chỉ có một vài trường hợp viết tên cơ quan, tổ chức nước ngoài quen thuộc mới có sự đồng nhất. Như: ASEAN, NASA, NATO, FIFA, LHQ, USA, … còn lại ba báo có những cách viết tắt khác nhau.

- Trong việc ghi tắt tên các bộ, các báo thường ghi theo quy định báo mình đặt ra. Riêng báo NLĐ quy định rất rõ phần này. Bốn bộ luôn được báo viết tắt là

“Bộ GD-ĐT” (thay vì “Bộ Giáo dục và Đào tạo”), “Bộ NN-PTNT” (thay vì “Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”), “Bộ LĐ-TB-XH” (thay vì “Bộ Lao động Thương binh và xã hội”), “Bộ GTVT” (thay vì “Bộ Giao thông vận tải”). Các bộ sau đây báo NLĐ viết đầy đủ: “Bộ Khoa học và Công nghệ” (thay vì viết “Bộ Khoa học công nghệ” hay “Bộ KH-CN”), “Bộ Tài nguyên và Môi trường” (thay vì viết “Bộ Tài nguyên môi trường” hay “Bộ TN-MT”), “Bộ Kế hoạch và Đầu tư”

(thay vì “Bộ Kế hoạch đầu tư” hay “Bộ KH-ĐT”), “Bộ Thông tin và Truyền thông” (thay vì “Bộ Thông tin truyền thông” hay “Bộ TT-TT”), “Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch” (thay vì “Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch” hay “Bộ VH-TT- DL”), … Các bộ còn lại viết: “Bộ Tài chính”, “Bộ Công an”, “Bộ Công thương”, “Bộ Y tế”, “Bộ Quốc phòng”, … Trong việc áp dụng các quy định này, báo NLĐ đã thực hiện tốt và thống nhất. Đây cũng là tờ báo có mật độ viết tắt không nhiều như các báo còn lại, có thể do đối tượng mà báo này hướng đến. Một điều đáng chú ý là trong Quy định morasse báo NLĐ quy định quốc hiệu Việt Nam luôn luôn ghi đầy đủ là “Việt Nam”, không ghi “VN”.

Báo TN thì có cách viết tắt tên các bộ như: Bộ NN-PTNN, Bộ KH-ĐT, Bộ GD-ĐT, Bộ VH-TT-DL, Sở GD-ĐT, Sở GTVT Hà Nội. Riêng báo TT thì có cách viết tắt khá triệt để, cụ thể: “Sở LĐ-TB&XH…” [TT, tr.10, 19-3-2013], “Sở LĐ- TB&XH…” [TT, tr.18, 19-3-2013], Bộ NN &PTNN, “Bộ VH-TT&DL…” [TT, tr.15, 19-3-2013], Sở VH-TT&DL, trừ trường hợp “Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT”. Xét thấy, chỉ đối với các bộ, sở có ban ngành thì báo TT mới dùng “&” thay “và” còn lại vẫn dùng dấu “-“ và coi như “và”. Như vậy, trừ báo NLĐ, hai tờ báo còn lại

60

TT, TN vẫn còn trường hợp ghi tên đầy đủ với những bộ, sở mà các báo vẫn thường viết tắt.

- Trong việc ghi tắt các địa danh (nhiều khi sử dụng với tư cách là cơ quan nhà nước) các báo cũng cho thấy sự khác nhau. Chúng tôi lấy ví dụ là trường hợp

“Thành phố Hồ Chí Minh”, tần suất xuất hiện của từ này dày đặc. Với từ này, khi viết tắt, báo TT và báo TN viết là “TP.HCM” (có dấu chấm phân cách giữa danh từ chung “thành phố” và danh từ riêng “Hồ Chí Minh”, cụ thể là: “… sinh viên

ĐHQG.TP.HCM…” [TT, tr.11, 28-2-2013], “…TP.HCM…” [TN, tr.3, 18-3- 2013]. Còn báo NLĐ ghi “TPHCM” (không có sự phân cách nào)(minh họa). Khi khảo sát, chúng tôi thấy rằng, báo NLĐ ghi các thông tin liên quan đến địa điểm: thành phố, quận, huyện, xã, ấp, … thì thường ghi nguyên dạng, rõ ràng.

c.Các từ (ngữ) thông dụng

Từ (ngữ) thông dụng là phần mà các báo tuy có sự quy định riêng những mức độ trùng nhau là cao nhất. Một phần do đây cũng là những từ (ngữ) không có liên từ “” tham gia vào. Các từ thuộc lĩnh vực “chính trị - xã hội”: HĐND, TAND, HĐXX, UBND, ĐBSCL, QĐND, CQĐT, PCCC, XHCN, CHDCND, … kinh tế:

CPCP, TMCP, HĐQT, KCN, VAT, thuế GTGT, BQL Dự án, … giáo dục: HS, SV, THPT, THCS, NXB, ĐH, CĐ,… văn hóa – văn nghệ - thể thao: HHVN, CLB, HLV, SVĐ, TDTT, VBK, VCK, HCB, … chức danh: GS, TS, BS, ThS, KTS, CN, NCS,…

Trong các từ (ngữ) thông dụng, qua ngữ liệu khảo sát, báo TT gặp phải trường hợp: có nhiều từ (ngữ) phổ biến, quen thuộc, có thể ghi tắt ngay từ đầu thì lại được báo TT ghi chú rõ ràng, trong khi có trường hợp ít phổ biến hơn lại được ghi tắt không ghi chú. Chẳng hạn một số trường hợp quen thuộc như: “Chiều 25-3,

Ngân hàng Nhà nước (NHNN)…” [TN, tr.7, 26-3-2013], “… cấm sử dụng điện

thoại di động (ĐTDĐ)…” [TN, tr.3, 18-3-2013], “… văn bản gửi Bảo hiểm xã hội

(BHXH)…” [TT, tr.2, 28-2-2013] … thì lại được chú thích rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp như: “Tham dự triển lãm OTC…” [TT, tr.10, 26-3- 2013], “Theo AFP khi còn làm Tổng giám mục…” [TN. Tr.19, 18-3-2013]… thì

61

lại không hề chú thích từ viết tắt mặc dù “OTC”, “AFP” là những cụm viết tắt ít phổ biến hơn.

Ngoài ra, giữa báo TT và báo TN còn có quy định khác nhau trong việc viết tắt chức danh. Chẳng hạn như: báo TT: “PGS.TS Bùi Anh Tuấn…” [TT, tr.13, 19- 3-2013] thì báo TT: “PGS-TS Trần Công Luận…” [TN, tr.6, 18-3-2013]. Vậy thì người đọc nên theo dấu “–’’ hay dấu “.” ?

d.Tên riêng chỉ người (nhân danh)

Khi không muốn tiết lộ danh tính thật của đối tượng được nhắc đến trong bài viết, một số tin, bài tác giả sẽ thay đổi tên họ đối tượng đó hay tác giả viết tắt tên

Một phần của tài liệu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)