5. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Cần soạn thảo một “Quy định chính tả ngắn gọn, súc tích và phạm vi ứng
dụng toàn xã hội”
Để khắc phục thực trạng “rối” chính tả cũng như sự bất nhất trong cách sử dụng các quy tắc chính tả trên báo viết; qua đó củng cố và thống nhất chính tả trong nhà trường phổ thông, chúng tôi có một vài kiến nghị bước đầu như sau:
Trước hết, Nhà nước cần đưa ra một “Pháp lệnh về chính tả”, trong đó đề cập chi tiết, cụ thể cách sử dụng các quy tắc chính tả của mỗi tiêu chí để từng bước đi đến thống nhất cách dùng các quy tắc này ở mỗi báo và các báo với nhau. Đây là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. “Pháp lệnh về chính tả” sẽ làm cây gậy dẫn đường cho mọi trường hợp sử dụng ngôn ngữ theo đúng chuẩn mực. Nó sẽ tạo cho ngôn ngữ tiếng Việt trong toàn xã hội có một “tiếng nói chung”,
đồng thời góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngoài ra, để tạo hành lang pháp lý và phù hợp với xu thế chung của hơn 100 nước trên thế giới, Luật Ngôn ngữ Việt Nam càng cần thiết được ban hành. Mặt khác, tiếng Việt hiện nay đã có một vị thế xứng đáng (đứng thứ 13 trên hơn 6000 ngôn ngữ trên thế giới) vì thế việc chuẩn hóa tiếng Việt một cách toàn diện là cần thiết hơn bao giờ hết, nhất là trong các loại phong cách ngôn ngữ giao tiếp chính thức như ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ truyền thống,…
Sau khi ban bố Luật Ngôn ngữ, chúng ta phải hiện thực hóa nó bằng việc cho xuất bản Từ điển tiếng Việt mới. Trong đó, các quy tắc chính tả đã được thống nhất sẽ được nêu ra cụ thể, chính xác. Muốn thống nhất chính tả trong phạm vi toàn xã hội hiện nay là một điều khá phức tạp. Nếu chúng ta cứ tổ chức hội thảo về chính tả, đưa ra những kiến nghị nhưng lại bỏ ngõ và thiếu sự thống nhất cần thiết thì phỏng có ích lợi gì? Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận những kết quả tích cực có được từ những hội thảo về chính tả; mà đáng nói ở đây là chúng chưa đủ để có thể thay đổi “toàn bộ diện mạo” của Quy định chính tả vốn gây ra sự lúng túng cho người sử dụng. Vì thế, việc ban hành Luật Ngôn ngữ thống nhất và đưa ra Từ điển tiếng Việt mới áp dụng trong phạm vi toàn xã hội sẽ tạo được sự “áp chế” cho mọi người . Như thế, việc sử dụng đúng chuẩn chính tả trở
75
thành một thói quen trong cộng đồng nói chung và trong nhà trường phổ thông nói riêng.
Trong khi chờ đợi sự ra đời của Luật Ngôn ngữ tiếng Việt, chúng ta có thể tạm thời chấp nhận những quy định chính tả vốn ăn sâu vào tiềm thức con người như: việc sử dụng i hay y cho các trường hợp khác nhau đều có thể chấp nhận, việc sử dụng đồng thời hai hình thức từ khác nhau của một số từ lưỡng khả (cùng một
từ nhưng chấp nhận hai cách viết: “tròng trành” hay “chòng chành” đều đúng)
3.2.2. Rèn luyện ký năng chính tả tiếng Việt cho học sinh theo quy định ở sách giáo khoa trong mối quan hệ đối sánh với chính tả trên báo viết
Học sinh phổ thông là lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 12. Về mặt nguyên tắc thì phần luyện chính tả chủ yếu vẫn là từ cấp 1. Ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc với con chữ, các em đã phải luyện tập thói quen viết đúng chính tả. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều lý do khiến cho việc luyện tập chính tả của học sinh tiểu học ngày càng giảm đi hiệu quả dẫn đến tình trạng học sinh cấp 2, cấp 3 và thậm chí là đại học vẫn sai chính tả rất nhiều. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều hướng khác nhau: từ người dạy (có một số giáo viên phát âm và viết không chuẩn), từ ý thức rèn luyện chính tả của học sinh (các em không thường xuyên rèn luyện kĩ năng chính tả). Nghiêm trọng hơn là sai chính tả trong các sách giáo khoa – công cụ học tập chủ yếu của các em. Chằng hạn như: "Vở luyện tập Tiếng Việt 1" của NXB Đà Nẵng, “Vở tiếng Việt thực hành 1” của NXB Giáo dục do TS Trần Thị Minh Phương chủ biên cũng mắc những lỗi sai,… Hay trong cuốn "Vở ô ly có viết chữ mẫu" của NXB Mỹ thuật, trong phần lấy ví dụ cho vần "ướt" đã dẫn minh họa kèm theo là "thướt đo". Nhiều phụ huynh đọc xong không hiểu nghĩa của từ "thướt đo" là gì (chữ có nghĩa phải là "thước đo"). Còn trong cuốn "Bài tập thực hành tiếng Việt 2" của NXB Đại học Sư phạm, do Nguyễn Hải Mi - Trần Thị Hồng Thắm chủ biên cũng mắc lỗi về từ, người soạn đã dùng sai từ "năn nỉ" thành "năng nỉ". Một nguyên nhân sâu xa khác cũng cần được kể đến là lỗi sai và thiếu thống nhất các quy tắc chính tả của phương tiện truyền thông, cụ thể là báo viết dẫn đến hậu quả các bậc phụ huynh, thầy cô và thậm chí là các em học sinh từ cấp tiểu học cũng ảnh hưởng ít nhiều.
76
Như vậy, để học sinh nắm vững chính tả tiếng Việt thì ngay khi các em còn học ở bậc tiểu học cần tập trung hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả. Sách giáo khoa cần tăng thêm số lượng bài tập về chính tả cũng như kỹ năng nhận biết, phân biệt những trường hợp dễ mắc lỗi như các lỗi phụ âm đầu: tr và ch, s và x, d, gi và r,… hay các lỗi phụ âm cuối: c và t… và các lỗi sai về thanh điệu. Bên cạnh đó, tác giả các sách giáo khoa cần chú ý đến các dạng bài tập chính tả về phân biệt âm, vần. Hệ thống bài tập chính tả cần chú ý đến chính tả phương ngữ chứ không dừng lại ở việc áp dụng đại trà cho tất cả các vùng miền. Mặt khác, rèn luyện cho học sinh nắm vững những mẹo luật chính tả cơ bản và chữa lỗi chính tả phải đi đôi với rèn ý thức viết đúng chính tả. Đối với nhà trường và đội ngũ giáo viên, tăng cường kiểm tra kỹ năng viết chính tả của học sinh thông qua các giờ học phụ đạo hay xen kẽ trong các hoạt động ngoại khóa. Nhà trường kết hợp với gia đình giúp các em nhận biết và phát hiện những lỗi chính tả trong thực tế để tránh tình trạng các em nhìn và sử dụng như một thói quen. Rèn luyện ngắt ngao ngay từ lúc các em còn nhỏ thì hiệu quả mang lại sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn, có như thế khi lên đến các cấp học khác, đòi hỏi vận dụng nhiều kỹ năng thì kỹ năng viết đúng chính tả sẽ tạo nền tảng thuận lợi để các em có được kết quả học tập tốt hơn. Riêng đối với học sinh cấp 2 và cấp 3, việc luyện tập chính tả không phải là nội dung học tập chính nên các em ngoài việc dựa vào nền tảng chính tả đã được học ở cấp 1 cần thường xuyên trau dồi kỹ năng chính tả của mình. Khi tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, gần nhất là báo viết với các trang báo mạng, các em cần trang bị cho mình vốn chính tả đúng chuẩn (dựa theo Từ điển tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ tên tuổi) để có khả năng tiếp nhận và xử lý tốt với các trường hợp sai chính tả. Tất nhiên, trường hợp bất nhất về chính tả của tờ báo này với tờ báo khác là không tránh khỏi vì một khi chưa có Luật Ngôn ngữ thống nhất cả nước thì các tờ báo phải “tự thiết kế” riêng cho mình những quy định mang tính tạm thời để thuận tiện cho quá trình viết và biên tập. Đối với thực trạng trên, học sinh ngoài việc nắm vững lý thuyết chính tả, rèn luyện thói quen tra từ điển tiếng
77
Việt thì “an toàn” nhất là các em nên theo chuẩn mực của sách giáo khoa vì đó là công cụ học tập quan trọng và sát với nội dung chương trình học của các em.
Luyện tập chính tả cho học sinh là một điều tốt nhưng song song với rèn luyện chúng ta cần chú ý đến một vấn đề quan trọng. Đó chính là phải có sự thống nhất chính tả giữa sách giáo khoa và báo viết. Như chúng tôi đã khảo sát, thực trạng bất nhất về chính tả cũng như một số lỗi chính tả trên báo viết hiện nay không phải là hiếm. Không chỉ vậy, chuẩn mực chính tả của sách giáo khoa so với báo viết cũng có ít nhiều sự sai lệch. Vì thế, việc cấp bách nhất hiện nay vẫn là cần một Luật Ngôn ngữ thống nhất cả nước. Nhà nước cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đẩy nhanh hơn nữa việc đưa ra bộ luật chính tả, có như thế mới phù hợp với xu thế chung của thế giới cũng như phù hợp với sự phát triển của chữ viết tiếng Việt.