Sự thiếu thống nhất chính tả giữa báo viết và sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 71)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.2. Sự thiếu thống nhất chính tả giữa báo viết và sách giáo khoa

Sự bất nhất trong các quy định về chính tả tiếng Việt không chỉ thể hiện qua việc thực trạng bất nhất của các báo mà còn giữa cả báo viết và sách giáo khoa. Sách giáo khoa là phương tiện học tập chủ đạo của học sinh. Báo chí là cơ quan ngôn luận giúp học sinh mở mang thêm kiến thức, nhằm bổ trợ cho nội dung nền tảng trong sách giáo khoa. Cho nên, nếu đúng ra thì cả báo chí lẫn sách giáo khoa phải thống nhất với nhau trong việc quy định các quy tắc chính tả tiếng Việt hoặc ít ra phải có sự tương thông hợp lý với nhau. Nhưng cho đến thời điểm mà chúng

70

tôi khảo sát và tiến hành nghiên cứu đề tài này thì sách giáo khoa và báo chí tồn tại khá nhiều điểm khác biệt hay nói cách khác là họ chưa có tiếng nói chung thống nhất trong các quy định về chính tả.

Sauk hi khảo sát một vài trường hợp trong sách giáo khoa phổ thông, chúng tôi nhận thấy cách viết trong sách vẫn chưa nhất quán trong một số quy định về chính tả. Chẳng hạn như: chữ “toàn” trong “Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc” [9, tr.92] không viết hoa trong khi đó ở [11, tr.155] thì lại viết hoa. Chữ “hành”

“cấp” trong “Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp” [9, tr.108] không viết hoa. Chữ “chính” trong “Phòng chính trị Quân khu III” [12, tr.89] không viết hoa…

Hay có trường hợp chữ đầu tiên của cụm không viết hoa: “… binh chủng Thông tin” [10, tr.156], “…hãng dầu Nhà Bè” [13, tr.84]…Còn có trường hợp cùng một tên gọi mà mỗi sách giáo khoa viết một cách khác nhau cũng xảy ra. Ví dụ: “…Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” [9, tr.185], “… Tổ chức Thương mại thế giới” [10, tr.155], “… Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” [13, tr.69]; “Liên hợp quốc” [9, tr.46], “Liên Hợp quốc” [10, tr.155], “Liên hiệp quốc” [13, tr.5]…

Có thể thấy được về cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức xã hội trong sách giáo khoa hiện nay nhìn chung theo quy định 2003 và 1998, đó là viết hoa chữ cái đầu các bộ phận cấu tạo tên riêng. Tuy nhiên cách viết chưa nhất quán vì như thế nào là “bộ phận” thì không được chỉ ra cụ thể.

Chúng ta có thể làm một cuộc so sánh nhỏ giữa cách viết hoa của sách giáo khoa và báo viết để thấy được so với báo viết, cách viết của sách giáo khoa cũng có nhiều điểm bất đồng. Chẳng hạn như: nếu trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 trang 185, NXB Giáo dục Việt Nam viết “Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” thì trên báo TN trang 9, số ra ngày 2-9-2012 lại viết:“… Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…” [TN, tr.9, 2-9-2012]. Hay trong trường hợp sau: báo Tuổi trẻ viết

“Bộ Giáo dục – đào tạo” [tr.5, 14-1-2013] nhưng SGK Địa lý lớp 9, trang 2, NXB GDVN lại viết “Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy điểm bất đồng trong cách phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài của sách giáo khoa và báo viết.

71

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không đi quá sâu vào việc phân tích, tìm hiểu các quy định về chính tả trong sách giáo khoa mà chỉ đưa ra một vài ví dụ để thấy điểm bất đồng giữa sách giáo khoa và báo viết. Qua đó góp phần phản ánh phần nào thực trạng “rối” chính tả tiếng Việt hiện nay. Như vậy, thực trạng trên đang xảy ra khá phổ biến và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Không chỉ vậy, học sinh khi được học dưới nhà trường phổ thông phải cùng một lúc tiếp xúc với nhiều quy định khác nhau như thế sẽ không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Chính vì thế, tình trạng học sinh sử dụng các quy tắc chính tả một cách tùy tiện, sai lệch ngày càng trở nên phổ biến và dần dần trở thành một vấn nạn. Càng ngày càng có không ít trường hợp các thầy cô chấm thi “phải chịu” những trận “cười ra nước mắt” trước những bài làm “ngây ngô” của học sinh khi sử dụng dấu câu không hợp lý hay viết sai một cách “tự nhiên” tên của tác giả nước ngoài…Thiết nghĩ, nước ta đang có những bước phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội mà việc thống nhất chính tả trong phạm vi cả nước vẫn chưa giải quyết triệt để thì liệu sự phát triển đó có vững chắc và lâu dài?

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)