Viết tắt từ ngữ liệu tiếng Anh

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 56)

5. Bố cục của khóa luận

2.4.1.2. Viết tắt từ ngữ liệu tiếng Anh

a. Vay mượn dạng viết tắt tiếng Anh có sẵn

Về mặt cấu tạo, bao gồm:

- Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép 2 chữ cái đầu của các âm tiết đầu của một từ. Ví dụ: IMF (International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế).

- Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép 2 chữ cái đầu của các âm tiết đầu của một từ. Ví dụ: ID (Indentification – Thẻ căn cước).

- Dạng viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép 2 chữ cái đầu. Ví dụ: Wi-Fi

(Wireless Fidelity – mạng không dây). Về mặt nội dung

55

- Các từ viết tắt thường là tên các tổ chức quốc tế như UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization – Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hiệp quốc)

- Tên các hãng truyền thông lớn như BBC (British Broadcasting Corporation)...

- Nhiều từ viết tắt mượn từ tiếng Anh dùng trong các ngành khoa học kỹ thuật, ví dụ: tên gọi ngành học IT (Information Technology)...

- Những từ viết tắt tiếng Anh dùng trong Y khoa như CT (Computed Tomography - Chụp cắt lớp vi tính)...

- Ngoài ra, còn có các từ viết tắt trong lĩnh vực kinh tế, trong các chương trình tiếng Anh, trong giao tiếp hằng ngày hay trong các ngành giải trí...

b. Tạo những dạng viết tắt mới từ ngữ liệu tiếng Anh hoặc hỗn hợp tiếng Việt lẫn tiếng Anh

(1) Viết tắt từ tên tiếng Anh của công ty niêm yết. Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, tên tiếng Anh: Asia Commercial Bank, tên viết tắt ACB...

(2) Viết tắt hỗn hợp từ ngữ liệu 2 thứ tiếng Anh – Việt. Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, tên tắt tiếng Anh: Sacombank, mã chứng khoán: STB (2 chữ cái ST viết tắt từ tên tiếng Việt: Sài Gòn Thương Tín, chữ B, từ tiếng Anh: bank...

(3) Loại viết tắt từ tên riêng tiếng Việt của Công ty như: BBT (CTCP Bông Bạch Tuyết).

c. Rút gọn và Việt hóa từ hoặc tổ hợp từ tiếng Anh thành dạng viết tắt theo cách đọc và cách viết tiếng Việt

Có các trường hợp:

- Chỉ lấy âm tiết đầu của tiếng Anh như Dolas -> đô la, đô...

- Chỉ lấy âm tiết thứ hai của từ tiếng Anh rồi đọc và viết theo kiểu tiếng Việt như Email -> meo, internet -> net...

56

- Đơn giản hóa cách phát âm một từ nước ngoài, tạo thành một từ đơn mới như từ show (tiếng Anh) được rút gọn thành “sô” được dùng để tạo nên một số các tổ hợp cố định mới như: bầu sô, ôm sô,...

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)