5. Bố cục của khóa luận
2.3.2.3. Viết hoa hiệu danh
Đây là bộ phận quan trọng và có tần suất xuất hiện cao nên cả ba tờ báo đều có quy định về nó, tuy nhiên mức độ rõ rõ ràng và cụ thể thì có khác nhau. Tựu chung, các báo đều thống nhất nhau ở điểm: viết hoa chữ cái đầu tiên của từ chỉ cấp cơ quan và chữ cái đầu tiên của từ (hoặc tổ hợp từ) chỉ ngành chuyên môn. Nếu cơ quan có tên riêng thì không viết hoa từ chỉ ngành.
Cả ba tờ báo TT, TN, NLĐ cũng đưa ra cách thức viết hoa cho từng đơn vị cụ thể thuộc hiệu danh.Tuy nhiên, cũng tương tự địa danh và nhân danh, trong quy định chính tả của mình, các báo vẫn chưa thống nhất cách viết hoa/viết thường, có/không có gạch nối… đối với tên những cơ quan thường được nhắc tới. Ví dụ như: báo Tuổi trẻ viết “Bộ Giáo dục – đào tạo” trong khi báo NLĐ viết “Bộ Giáo dục và Đào tạo”…
Tình trạng bất nhất kể trên còn được xét thấy trong thực tế áp dụng quy tắc chính tả của các báo. Việc tên một tổ chức, cơ quan, đoàn thể được viết không đúng so với quy định là không hiếm thấy. Một vài dẫn chứng minh họa cho thấy được điều này:
- Báo NLĐ đã chưa viết “rõ ràng và đúng quy cách” tên các cơ quan sau theo quy định của báo: “Bộ Kế hoạch – Đầu tư” thay vì phải viết “Bộ Kế hoạch
52
và Đầu tư”, “Bộ Thông tin – Truyền thông” thay vì “Bộ Thông tin và Truyền thông”, “Sở Tài nguyên – Môi trường” thay vì “Sở Tài nguyên và Môi trường”, “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch” thay vì “Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch”…
- Báo TT: tuy thống nhất giữa quy định và cách viết thực tế nhưng kiểu viết
“Bộ Tài nguyên – môi trường …” [tr.3, 27-2-2013], “Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch – đầu tư , Sở Văn hóa – thể thao & du lịch …” [tr.2, 26-3-2012], “Sở Công thương …” [tr.2, 26-3-2013] … theo chúng tôi là chưa hợp lí. Các yếu tố trong tên của các cơ quan này có vai trò độc lập, ngang hàng nhau và cùng chỉ khái quát về một bộ phận cụ thể nên không có lí do gì để viết hoa yếu tố này mà lại không viết hoa yếu tố kia. Ngoài ra, trường hợp “nguyên” trong “…Đại học Tây nguyên …”
[tr10, 6-9-2012] hay “… Trường ĐH Tây nguyên…” [tr.11, 28-2-2013] lại không được viết hoa vì là tên riêng của một đơn vị là một thiếu sót lớn.
- Báo TN, tương tự TT, cũng viết “Sở Công thương” (“thương” không viết hoa) trong khi chấp nhận cách viết Đại học Nông Lâm, Đại học Y Dược là chưa hợp lý trong trường hợp này, Nông và Lâm, Y và Dược giữ vai trò tương đương nhau như Công và Thương. Ngoài ra, báo TN còn lỗi nhỏ trong khâu biên tập khi thể hiện cùng một đối tượng lại có hai hình thức khác nhau ngay một trang bìa:
“Cách mạng Tháng 8” và “Cách mạng Tháng Tám” [TN, Bìa, 3-9-2012].
Ngoài ra, các báo còn quy định cách viết hoa chữ cái đầu của âm tiết mở đầu tên các cơ quan, tổ chức cấp cao nhất của Đảng và thuộc các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp như: Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân…(chỉ áp dụng cho các cơ quan, tổ chức cao nhất của Việt Nam để thể hiện sự tôn trọng, không áp dụng cho những cơ quan, tổ chức tương tự của nước ngoài).
Tiểu kết:
Như vậy, cả ba tờ báo đều có những quy định khác nhau trong cách viết hoa. Giải thích cho tình trạng trên mỗi báo đều đưa ra những kiến giải khá hợp lý. Tuy nhiên, trong cùng một đất nước, cùng sử dụng chung một ngôn ngữ là tiếng Việt thì tình trạng trên không thể tiếp tục kéo dài. Các báo nói riêng và các cơ quan Nhà
53
nước có thẩm quyền nói chung cần nhanh tay hành động để xây dựng một Luật Ngôn ngữ thống nhất cả nước.