5. Bố cục của khóa luận
2.3.1.1. Quy tắc về viết hoa nhân danh và địa danh
Về tên người và tên địa lý (nhân danh và địa danh) có hai xu hướng:
- Xu hướng chủ trương “tính giản tiện” đề nghị viết hoa tất cả các chữ đầu của mọi âm tiết trong tên người (không phân biệt họ, tên đơn hay ghép, tên tục hay tên hiệu, bút danh) và tên địa lý.
45
- Xu hướng chủ trương “tính hợp lý” nhấn mạnh sự phân biệt các viết giữa các loại tên riêng có cấu tạo khác nhau. Do đó, chỉ nên viết hoa chữ đầu của âm tiết đầu và dung dấu nối. Ví dụ: Từ Hải (tên tục), Từ - lâm (tên hiệu). Còn với tên địa lý Việt cũng chỉ viết hoa con chữ đầu của âm tiết đầu và dùng dấu nối. Ví dụ: Hà – nội, Hải – phòng…
Tuy nhiên qua tranh luận, xu hướng thứ nhất được số đông tán thành hơn vì: - Trong ngôn ngữ có phân biệt nhưng cũng có đồng nhất. Nếu quá nhấn mạnh phân biệt sẽ rối loạn. Trước kia từng có nhiều ý kiến muốn phân biệt cách viết họ tên ghép với họ, tên đơn. Nhưng thực tế cho thấy sự phân biệt ấy quả thật phức tạp, không thể thực hiện được vì không có lý do gì làm căn cứ để nhận biết một tên họ nào đó ghép hay là đơn.
- Viết hoa là vấn đề kí hiệu, mà đã là kí hiệu thì phải chấp nhận tính võ đoán của nó. Vì thế, không thể yêu cầu một sự hợp lý tuyệt đối. Đòi hỏi phải viết tên hiệu khác tên tục cho hợp lý, nhưng làm sao để có thể biết chắc rằng một tên Hoàng Hà nào đó là tên tục hay tên hiệu mà định cách viết cho thích hợp?
- Thêm nữa không thể không quan tâm đúng mức đến yêu cầu giản tiện được. Làm sao cho một quy tắc đề ra ai cũng có thể áp dụng được mà không phải lúng túng.