Viết hoa địa danh

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 50)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.2.1. Viết hoa địa danh

a. Địa danh là tiếng Việt

Có thể nói rằng đây là yếu tố bắt buộc viết hoa trong tất cả các trường hợp. Cả ba tờ báo đều thống nhất viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết đối với địa danh ( riêng báo NLĐ chỉ đưa ra vài trường hợp hay viết sai như “Đắk Lắk”, “Buôn Ma Thuột”… chứ chưa khái quát thành quy định cụ thể).

Đối với các từ chỉ phương hướng hoặc vị trí (đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ, nội, ngoại…) được dùng làm địa danh hay yếu tố của địa danh, các báo cũng có quy định rõ ràng là viết hoa các yếu tố này (báo NLĐ không đề cập đến vấn đề này). Ví dụ: “thôn Đông”, “Trung Đông”, “Đông Đức”, “miền Bắc”, “miền Tây”, “Thượng Lào”...

Địa danh có các yếu tố chỉ nghĩa tổng loại như: bộ, kỳ, miền, cực… trong các báo lại được quy định khác nhau. Trừ báo NLĐ không thấy nhắc đến, báo TT viết hoa các yếu tố loại này (Nam Bộ, Trung Kỳ) trong khi báo TT không viết hoa yếu tố loại này (Nam bộ, Nam kỳ, Bắc cực…). Sự không thống nhất không chỉ tồn tại trong quy định viết hoa các yếu tố giữa các báo với nhau mà còn thể hiện sự mâu thuẫn trong cả cách các báo áp dụng văn vản đã đưa ra. Chẳng hạn như: báo TT có quy định viết hoa các yếu tố chỉ nghĩa tổng loại nhưng lại viết “Tây Nam bộ” thay vì phải viết là “Tây Nam Bộ” [ TT, tr.2, 7-3-2013], “Nam Trung bộ” thay vì viết là “Nam Trung Bộ” [TT, tr.2, 8-3-2013] như trong quy định. Thiết nghĩ, các báo nên

49

xem xét lại vấn đề này, ít nhất cũng thống nhất giữa văn bản quy định và thực tế áp dụng.

b.Địa danh không phải là tiếng Việt

Quy cách viết hoa các địa danh không phải là tiếng Việt hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, đây cũng chính là hệ quả tất yếu của cách phiên âm không thông nhất. Thế nhưng, cả ba tờ báo mà chúng tôi khảo sát hầu như có cách viết tương đối đồng bộ nhau. Cụ thể là:

- Đối với những địa danh đã được Việt hóa và quen dùng từ lau thì vẫn giữ nguyên, viết hoa các chữ cái đầu của âm tiết. Ví dụ: Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga,…

- Phiên âm không có gạch nối các địa danh thuộc những thứ tiếng có hệ thống chữ cái La Tinh như Anh, Pháp, Đức… Ví dụ: Italia, New Zealand, Baraxin,…Trường hợp tên có nghĩa mà các nước đều đã dịch nghĩa thì sang tiếng Việt cũng dịch nghĩa, viết hoa chữ đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: “Biển Chết”, “Bờ Biển Ngà” [TT, tr.13, 28-1-2013]…

Tuy nhiên, đồng bộ không có nghĩa là thống nhất hoàn toàn. Chưa kể đến việc áp dụng quy định của mình vào thực tiễn viết lách cũng còn nhiều tồn tại. Chẳng hạn như trường hợp sau: báo NLĐ: trong khi quy định viết Mỹ thay vì USA và không viết là Hoa Kỳ thì vẫn dùng Hoa Kỳ thay cho Mỹ [tr.2, 2-9-2012]. Nếu không thể đổi Hoa Kỳ trong cụm “Hiệp hội chủng quốc Hoa Kỳ” (thành “Hiệp chủng quốc Mỹ”) vì đã quen dùng từ lâu thì trong “Ngoại trưởng Hoa Kỳ” hay “kế hoạch của Hoa Kỳ” [tr.2, 2-9-2012] hoàn toàn có thể thay từ Hoa Kỳ bằng Mỹ như trong quy định.

Tiểu kết:

Trên đây là những tồn tại chủ quan và các báo có thể khắc phục được vì cứ theo quy định mà biên tập. Việc nhiều báo đưa ra “chuẩn chính tả” rồi lại áp dụng không đúng với quy định không những làm rối tiếng Việt vì sự tồn tại nhiều cách viết chỉ cùng một đối tượng mà còn ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của một số lượng lớn độc giả.

50

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)