Đôi điều cần biết về dấu câu

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Đôi điều cần biết về dấu câu

Dấu câu (Punctuation) trong các từ điển song ngữ và sách vở ngôn ngữ học ở nước ta thường được dịch ra thành: dấu ngắt câu, dấu chấm câu và dấu câu. Cách dịch này tự thân nó đã cho thấy một quan điểm có tính định hướng rất rõ của các học giả: đó là nhìn thấy ở đây chỉ mỗi một chức năng duy nhất của các loại dấu (mark) có liên quan đến “câu”, hay rộng hơn và đúng hơn – có liên quan đến vai trò của các dấu này trong việc phân giới giữa các câu, giữa các thành phần trong câu, giữa các vế câu (ghép) và giữa các thành tố trong cụm từ. Hay nói một cách khác, thuật ngữ “punctuation” đã bị khuôn hẹp lại cho những gì nằm trong phạm vi “ngữ pháp”. Hãy thử xem một vài định nghĩa về khái niệm này ở sách báo nước ngoài:

36

- Từ điển ngôn ngữ học (Dictionnary of Linguistics, in năm 1954, New York): “Việc dùng dấu quy ước để chia tách những bộ phận hay yếu tố của một văn bản (chúng tôi nhấn mạnh – LTT), nhằm mục đích đảm bảo và cải thiện sự sáng rõ ý nghĩa của văn bản”.

- “Từ điển Bách khoa ngôn ngữ học (Lingvisticheski entsiklopedicheskii slovar, in năm 1990, Moskva)”, nêu ra 03 định nghĩa như sau:

+ Hệ thống các ký tự không phải là chữ cái, cùng với Tự pháp và Chính tả, tạo nên các phương tiện chủ yếu của ngôn ngữ viết; nhiệm vụ chính của punktuatsija là phân đoạn và tổ chức về mặt tư pháp cho văn bản;

+ Các quy tắc định chế các chuẩn mực trình bày các dấu trong văn bản, đã được hình thành cho ngôn ngữ đó;

+ Phân môn của ngôn ngữ học nghiên cứu các quy luật của hệ thống các dấu và các chuẩn mực sử dụng chúng.

Như vậy, so với cách hiểu của thế giới thì quan niệm của ta có phần hạn hẹp hơn và đã bỏ sót một số chức năng của các “dấu câu”. Vì vậy chúng ta cần có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn nữa mà trước hết là trong cách dịch thuật ngữ này. Chúng tôi đồng quan niệm với GS. TSKH. Lý Toàn Thắng trong việc lựa chọn một cách dịch mới là: Phép dùng các dấu trong câu và trong văn bản tiếng Việt.

Hiện nay, để chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp, tiếng Việt sử dụng mười dấu câu sau đây: dấu chấm (.); dấu hỏi (?); dấu cảm (!); dấu chấm lửng (…); dấu phẩy (,); dấu chấm phẩy (;); dấu hai chấm (:); dấu ngang (-); dấu ngoặc đơn ( ); dấu ngoặc kép (“ ”). Trong đó, căn cứ theo “Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011” của Bộ Nội vụ, quy cách viết hoa trong văn bản tiếng Việt được ấn định là “1.Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép ( “…”) và khi xuống dòng. 2.Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng”.

37

Về chức năng của các dấu câu thì các tài liệu tiếng Nga hay nói đến vấn đề này hơn: thường hay thấy giới Nga ngữ học nói đến 03 chức năng của “dấu câu”,

cụ thể là:

- Biểu thị ngữ pháp, liên quan đến sự thông hiểu văn bản;

- Biểu thị ngữ pháp, liên quan đến vai trò của các dấu trong việc phát lộ cấu trúc cú pháp của văn bản

- Biểu thị ngữ âm, hay ngữ điệu, liên quan đến vai trò của các dấu trong tư cách là chỉ báo về âm điệu và nhịp điệu của lời

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)