Một số quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 64)

5. Bố cục của khóa luận

2.5.1. Một số quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài

Phiên âm tiếng nước ngoài là vấn đề đã được nêu ra từ lâu, cụ thể là trong hội thảo về “Chuẩn mực hóa chính tả và thuật ngữ khoa học” được Viện Ngôn ngữ học và Trung tâm biên soạn sách cải cách giáo dục phối hợp tổ chức vào những năm 1978, 1979. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, thuyết phục hay nói theo Viện trưởng Viện ngôn ngữ học, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp là tình hình có vẻ như “dẫm chân tại chỗ”. Vì thế, cũng là điều dễ hiểu khi mỗi ấn phẩm tiếng Việt phải tự chọn cho mình cách xử lý riêng và từ đó dẫn đến sự không thống nhất về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài giữa các ấn phẩm cũng như trong một ấn phẩm.

Về cách viết các từ tiếng nước ngoài, hiện nay đang còn rất phức tạp, chưa có những chuẩn mực chung được quy đinh chính thức; chỉ có những quy định tạm thời.

Công việc này liên quan đến hai vấn đề chính của chính tả tiếng Việt: - Phiên âm tên riêng;

63

Cả hai vấn đề trong chính tả tiếng Việt đều chưa được xử lý nhất quán.

Về tên riêng: xuất hiện mấy kiểu dưới đây: (1) Phiên

- Phiên âm: là phỏng theo cách đọc (âm đọc) của nguyên ngữ. Ví dụ:

Mockba Mát-xcơ-va, California Ke-li-pho-ni-ơ,…

- Phiên chuyển (phiên âm và chuyển tự): là phỏng theo âm đọc kết hợp với mặt chữ. Ví dụ: California Ca-li-pho/phoóc-ni-a…

(2) Nguyên dạng: giữ nguyên cách viết của nguyên ngữ, gồm:

- Viết nguyên dạng cho các tên riêng Âu Mĩ. Ví dụ: Bush, New York, Italy

- Viết nguyên dạng phiên âm La – Tinh của tiếng Hán cho các tên riêng Trung Quốc. Ví dụ: Li Tie, Hao Haidong.

(3) Dịch nghĩa: là cách dùng các yếu tố bản ngữ để dịch các từ ngữ nước ngoài. Ví dụ: Nam Phi, Đông Timo, Trung Phi, Bắc Âu, Biển Đen…

(4) Sử dụng Hán Việt: các tên riêng được viết và đọc theo Hán Việt, bao gồm:

- Các tên riêng của Trung Quốc. Ví dụ: Bắc Kinh < 北京, Quảng Đông <

广东, Chu Ân Lai周恩来.

- Các tên riêng Âu Mĩ (không phải của Trung Quốc). Ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ <

土耳其 < Turkey, Luân Đôn < 伦敦< London, Ba Lan < 波兰 < Poland,Nhật Bản

< 日本 < Japan; Triều Tiên < 朝鲜 < Korea, Kim Nhật Thành < 金日成 < Kim II Sung. Đây là cách xử lí dựa vào cách xử lí của tiếng Hán. Sở dĩ nói "dựa vào" là vì, bên cạnh việc chuyển bằng âm Hán Việt, trong một số trường hợp tiếng Việt còn có cách sử dụng đơn tiết hoá như Tiệp, Anh, Bồ,... mà tiếng Hán không sử dụng như vậy.

(5) Chuyển tự: là chuyển cách viết từ một hệ thống chữ cái lối này sang một hệ thống chữ cái lối khác dựa vào sự đối chiếu tương đương giữa những chữ cái

64

của hệ thống này với những chữ cái của hệ thống khác. Trường hợp này áp dụng cho tiếng Nga. Ví dụ: : Lomonosov < ломоносов.

Về các thuật ngữ tiếng nước ngoài: tồn tại những cách viết khác nhau, không nhất quán: axit- acid, gam- gram,…đòi hỏi phải có những quy định chuẩn hóa. Hiện có một số quy định như:

(1) Được sử dụng các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu âm tiết (p, z, w…bl, cr, str…). Chẳng hạn như: blu, chrom, clinker, cravat, festival, formol, jazz, javel, joule, watt, wolfram, zero, ziczac,... và những phụ âm cuối (b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z,…) vốn không đặc trưng cho âm tiết tiếng Việt: acid, sulfur, parabol, amib, protid, sulfur, glycogen, glucoz

(2) Tôn trọng mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa các thuật ngữ: fluor, fluorur; sulfur, sulfuric, sulfat; chlor, chlorat, chlorur; phosphat, phosphor, phosphorit;...

(3) Có thể chấp nhận những thuật ngữ đã Việt hóa từ lâu: mét, lít, cà phê,…

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 64)