Viết tắt không cần chú giải

Một phần của tài liệu (Trang 58 - 62)

5. Bố cục của khóa luận

2.4.2.1. Viết tắt không cần chú giải

Đây là cách viêt tắt đối với các từ (ngữ) đã trở nên phổ biến, quen thuộc, người đọc dễ dàng nhận ra và tiếp nhận thông tin nhanh chóng, chính xác. Cả ba tờ báo đều có xuất hiện những từ (ngữ) viết tắt giống nhau:

a.Cơ quan, tổ chức truyền thông: TTXVN, Hãng tin AFP, THX, CNN, BBC, ABC, RIA, VOV, VOH, … và các thuật ngữ trong tác nghiệp báo chí: PV, LTS, PV – NS (cụm viết tắt trong các bài phỏng vấn của Phóng viên với Nghệ sĩ), … Đây là những từ (ngữ) luôn được viết tắt trong các tin, bài.

59

b.Cơ quan, tổ chức, đơn vị xã hội hoặc nhà nước

Chỉ có một vài trường hợp viết tên cơ quan, tổ chức nước ngoài quen thuộc mới có sự đồng nhất. Như: ASEAN, NASA, NATO, FIFA, LHQ, USA, … còn lại ba báo có những cách viết tắt khác nhau.

- Trong việc ghi tắt tên các bộ, các báo thường ghi theo quy định báo mình đặt ra. Riêng báo NLĐ quy định rất rõ phần này. Bốn bộ luôn được báo viết tắt là

“Bộ GD-ĐT” (thay vì “Bộ Giáo dục và Đào tạo”), “Bộ NN-PTNT” (thay vì “Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”), “Bộ LĐ-TB-XH” (thay vì “Bộ Lao động Thương binh và xã hội”), “Bộ GTVT” (thay vì “Bộ Giao thông vận tải”). Các bộ sau đây báo NLĐ viết đầy đủ: “Bộ Khoa học và Công nghệ” (thay vì viết “Bộ Khoa học công nghệ” hay “Bộ KH-CN”), “Bộ Tài nguyên và Môi trường” (thay vì viết “Bộ Tài nguyên môi trường” hay “Bộ TN-MT”), “Bộ Kế hoạch và Đầu tư”

(thay vì “Bộ Kế hoạch đầu tư” hay “Bộ KH-ĐT”), “Bộ Thông tin và Truyền thông” (thay vì “Bộ Thông tin truyền thông” hay “Bộ TT-TT”), “Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch” (thay vì “Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch” hay “Bộ VH-TT- DL”), … Các bộ còn lại viết: “Bộ Tài chính”, “Bộ Công an”, “Bộ Công thương”, “Bộ Y tế”, “Bộ Quốc phòng”, … Trong việc áp dụng các quy định này, báo NLĐ đã thực hiện tốt và thống nhất. Đây cũng là tờ báo có mật độ viết tắt không nhiều như các báo còn lại, có thể do đối tượng mà báo này hướng đến. Một điều đáng chú ý là trong Quy định morasse báo NLĐ quy định quốc hiệu Việt Nam luôn luôn ghi đầy đủ là “Việt Nam”, không ghi “VN”.

Báo TN thì có cách viết tắt tên các bộ như: Bộ NN-PTNN, Bộ KH-ĐT, Bộ GD-ĐT, Bộ VH-TT-DL, Sở GD-ĐT, Sở GTVT Hà Nội. Riêng báo TT thì có cách viết tắt khá triệt để, cụ thể: “Sở LĐ-TB&XH…” [TT, tr.10, 19-3-2013], “Sở LĐ- TB&XH…” [TT, tr.18, 19-3-2013], Bộ NN &PTNN, “Bộ VH-TT&DL…” [TT, tr.15, 19-3-2013], Sở VH-TT&DL, trừ trường hợp “Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT”. Xét thấy, chỉ đối với các bộ, sở có ban ngành thì báo TT mới dùng “&” thay “và” còn lại vẫn dùng dấu “-“ và coi như “và”. Như vậy, trừ báo NLĐ, hai tờ báo còn lại

60

TT, TN vẫn còn trường hợp ghi tên đầy đủ với những bộ, sở mà các báo vẫn thường viết tắt.

- Trong việc ghi tắt các địa danh (nhiều khi sử dụng với tư cách là cơ quan nhà nước) các báo cũng cho thấy sự khác nhau. Chúng tôi lấy ví dụ là trường hợp

“Thành phố Hồ Chí Minh”, tần suất xuất hiện của từ này dày đặc. Với từ này, khi viết tắt, báo TT và báo TN viết là “TP.HCM” (có dấu chấm phân cách giữa danh từ chung “thành phố” và danh từ riêng “Hồ Chí Minh”, cụ thể là: “… sinh viên

ĐHQG.TP.HCM…” [TT, tr.11, 28-2-2013], “…TP.HCM…” [TN, tr.3, 18-3- 2013]. Còn báo NLĐ ghi “TPHCM” (không có sự phân cách nào)(minh họa). Khi khảo sát, chúng tôi thấy rằng, báo NLĐ ghi các thông tin liên quan đến địa điểm: thành phố, quận, huyện, xã, ấp, … thì thường ghi nguyên dạng, rõ ràng.

c.Các từ (ngữ) thông dụng

Từ (ngữ) thông dụng là phần mà các báo tuy có sự quy định riêng những mức độ trùng nhau là cao nhất. Một phần do đây cũng là những từ (ngữ) không có liên từ “” tham gia vào. Các từ thuộc lĩnh vực “chính trị - xã hội”: HĐND, TAND, HĐXX, UBND, ĐBSCL, QĐND, CQĐT, PCCC, XHCN, CHDCND, … kinh tế:

CPCP, TMCP, HĐQT, KCN, VAT, thuế GTGT, BQL Dự án, … giáo dục: HS, SV, THPT, THCS, NXB, ĐH, CĐ,… văn hóa – văn nghệ - thể thao: HHVN, CLB, HLV, SVĐ, TDTT, VBK, VCK, HCB, … chức danh: GS, TS, BS, ThS, KTS, CN, NCS,…

Trong các từ (ngữ) thông dụng, qua ngữ liệu khảo sát, báo TT gặp phải trường hợp: có nhiều từ (ngữ) phổ biến, quen thuộc, có thể ghi tắt ngay từ đầu thì lại được báo TT ghi chú rõ ràng, trong khi có trường hợp ít phổ biến hơn lại được ghi tắt không ghi chú. Chẳng hạn một số trường hợp quen thuộc như: “Chiều 25-3,

Ngân hàng Nhà nước (NHNN)…” [TN, tr.7, 26-3-2013], “… cấm sử dụng điện

thoại di động (ĐTDĐ)…” [TN, tr.3, 18-3-2013], “… văn bản gửi Bảo hiểm xã hội

(BHXH)…” [TT, tr.2, 28-2-2013] … thì lại được chú thích rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp như: “Tham dự triển lãm OTC…” [TT, tr.10, 26-3- 2013], “Theo AFP khi còn làm Tổng giám mục…” [TN. Tr.19, 18-3-2013]… thì

61

lại không hề chú thích từ viết tắt mặc dù “OTC”, “AFP” là những cụm viết tắt ít phổ biến hơn.

Ngoài ra, giữa báo TT và báo TN còn có quy định khác nhau trong việc viết tắt chức danh. Chẳng hạn như: báo TT: “PGS.TS Bùi Anh Tuấn…” [TT, tr.13, 19- 3-2013] thì báo TT: “PGS-TS Trần Công Luận…” [TN, tr.6, 18-3-2013]. Vậy thì người đọc nên theo dấu “–’’ hay dấu “.” ?

d.Tên riêng chỉ người (nhân danh)

Khi không muốn tiết lộ danh tính thật của đối tượng được nhắc đến trong bài viết, một số tin, bài tác giả sẽ thay đổi tên họ đối tượng đó hay tác giả viết tắt tên đối tượng (có trường hợp ghi tắt có đầy đủ: họ, tên lót, tên chính; có trường hợp ghi mỗi “tên chính”). TT có cách ghi “dùng dấu chấm sau mỗi chữ cái đầu tiên trong từng âm tiết của tên riêng, gồm cả “tên chính”, còn hai báo TN và NLĐ cũng như vậy nhưng không có dấu chấm sau “tên chính”:

- “Đó là trường hợp của bé N.V.C.V. …” [TT, tr.12, 28-2-2013], “Bà

H.T.V.T. đã mua lại công ty…” [TT, tr.5, 1-9-2012].

- “… ông L.X.H, tổng giám đốc một ngân hàng.” (Theo Quy tắc morasse

thường dùng của báo NLĐ)

- “ Em gái cô H. là Nguyễn Thị P.T” [TN, tr.18, 18-3-2013], “… cho điểm

tuyệt đối bởi thí sinh Đ.X.M tuyệt đẹp.” [TN, tr.3, 2-9-2012]

Thiết nghĩ, cả hai cách viết này đều có thể chấp nhận. “N.V.C.V.”

“H.T.V.T.” tạo sự cân bằng giữa các chữ cái đầu của từng âm tiết, “Đ.X.M”

“L.X.H” lại có thể lý giải theo hướng “M” cộng “H” đã kết thúc cụm tên riêng viết tắt nên không cần thiết phải thêm một dấu chấm phân cách nữa. Và điều quan trọng hơn là báo TN xuất hiện trường hợp viết tắt tên người như đối với một số trang báo mạng, đó là chỉ viết tắt “tên chính”, chẳng hạn: “… người dân phát

hiện cô giáo Trần Thị H. …” [TN, tr.18, 18-3-2013].

Tiểu kết

Như vậy, viết tắt không cần chú giải trên ba báo mà chúng tôi khảo sát vẫn còn tồn tại một số điểm là: các báo có sự đồng nhất lẫn bất nhất trong cách viết tắt

62

một số phạm vi nhất định nào đó. Cùng một từ (ngữ) nhưng lúc viết tắt, lúc không viết tắt hoặc viết tắt “nửa vời”, chẳng hạn như: “Thống đốc NH Nhà nước ...”

[TT, 22-1-2013]. Ở TT, gặp trường hợp “quốc lộ 1A và QL1A”, “Manchester United và M.U” [TT, tr.7, 28-2-2013] (cùng trang khác bản tin), “Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và VPF”. Ở TN: viết “HCV, HCB, HCĐ” nhưng cũng có lúc viết “HC vàng, HC bạc, HC đồng”. Đối với quốc hiệu

“Việt Nam”, như đã nói các báo đều ghi tắt, gần như mọi trường hợp, cụ thể: “…

Tập đoàn Samsung đã khởi công nhà máy thiết bị di động thứ hai ở VN…” [TT, tr.7, 26-3-2013], hay “… Cục quản lý dược VN …” [TT, tr.2, 28-2-2013]; trừ báo NLĐ luôn ghi đầy đủ “Việt Nam”. Và trong việc dùng dấu nối “-“ thay cho “và”

các báo đều dùng, cách này rút gọn nhưng vẫn không đúng tinh thần viết tắt, vì dấu nối là dấu nối, còn “và” trong khi ghi tắt nó phải là “&” (như đã chỉ ra ở trên).

Một phần của tài liệu (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)