Thực trạng sử dụng dấu câu trên báo viết

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 44)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Thực trạng sử dụng dấu câu trên báo viết

Có thể nói việc sử dụng dấu câu hợp lý đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nắm rõ nội dung, ý nghĩa của văn bản tiếng Việt. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được qua mẩu truyện cười sau đây:

Sự lợi hại của dấu câu

Để chấn chỉnh cách ăn mă ̣c của ho ̣c sinh, ban giám hiê ̣u ghi lên bảng thông báo ngoài cổng trường: " Học sinh không được mặc quần bò đến trường".

Sáng hôm sau, thầy hiê ̣u trưởng thấy ho ̣c sinh đứng ngoài cổng bàn tán lao xao, ra ngoài thầy giâ ̣t mình nhìn thấy bảng thông báo: "Học sinh không mặc quần,

bò đến trường".

(Nguồn: Vnexpress.com.vn) Hay trong SGK lớp 5 có trường hợp:

Chỉ vì quên một dấu câu

Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang: “Kính viếng bác X”. Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau: “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”.

Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”.

38

(Theo tạp chí Ngôn ngữ) Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng dấu câu, chúng tôi đã đưa tiêu chí này vào một trong năm tiêu chí để khảo sát về mặt chính tả của báo viết. Trong phạm vi của đề tài, cụ thể là trong phần khảo sát thực trạng dấu câu, chúng tôi đã chọn ngữ liệu khảo sát là các bài báo trên báo trực tuyến của

VnExpress.net, Dantri.comVietnamnet.vn.

Trong quá trình khảo sát vài trang báo, chúng tôi đã phát hiện một số dấu câu không thống nhất trong quá trình sử dụng cũng như đặt không đúng vị trí, chức năng của mình. Chẳng hạn:

“Chị Hoàng Vy, chuyên bán sữa và thực phẩm chức năng ở đường Nguyễn

Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM, cho biết bên cạnh các hãng sữa lớn đã có văn

phòng đại diện tại VN, thị trường sữa bột hiện nay có rất nhiều loại sữa bò, sữa dê là hàng được các công ty thương mại nhập khẩu và bán tại các cửa hàng, siêu thị”.( Nhập nhèm sữa nhập khẩu, Vietnamnet.com, 23/04/2013 13:23 GMT+7).

Chị Nhược cho biết, cách đây chừng 1 năm, gia đình chị biết chuyện Thúy

và anh Chung có quan hệ yêu đương, nhưng không được suôn sẻ khi mẹ anh Chung cho rằng Thúy và con trai mình không hợp tuổi, nên chỉ đồng ý cho hai người là bạn”. (Nỗi băn khoăn trong vụ 'nổ mìn sau đám cưới', , Vietnamnet.com, 24/04/2013 05:00 GMT+7).

Như vậy, cùng một kiểu giống nhau là trích dẫn lời nói gián tiếp nhưng hai ví dụ trên lại sử dụng dấu phẩy ở hai vị trí khác nhau. Ở ví dụ đầu tiên, dấu phẩy ở trước từ “cho biết” nhưng sang ví dụ sau thì lại ở sau từ “cho biết”. Vậy cách đặt dấu phẩy ở ví dụ nào là đúng? Đáng ra, liền ngay sau “cho biết” không nên đặt dấu câu vì trên bề mặt cấu trúc, ngắt nhịp tại đoạn này có vẻ hợp lí nhưng lại chưa phù hợp với cách trích dẫn lời nói gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Việt. Chúng ta cũng có thể chấp nhận một cách khác là sử dụng dấu hai chấm trong trường hợp này như ví dụ dưới đây:

“Dự báo tình hình hành khách đến với bến xe Miền Đông trong dịp lễ, ông Thượng Thanh Hải, Phó tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông

39

cho biết: do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu

vừa tăng đã ảnh hưởng đến sự đi lại của hành khách”. (“Bến xe phụ thu 40% giá vé dịp lễ 30/4-1/5”, Vietnamnet.com, 24/04/2013 05:00 GMT+7).

Hay ta có thể xét một ví dụ khác

Trong bài “Phu trầm vây UBND huyện đòi trả tiền trúng kỳ nam” (Dantri.com, Thứ 3 ngày 23/10/2012 – 08:55) có các đoạn:

“Ngày 22/10, bà Nguyễn Thị Thạnh - Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm - cho biết, kiểm lâm và CA huyện đã lập 4 trạm chốt chặn, vận động thuyết phục hàng

chục người dân đang tìm cách đi vào khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà để tìm trầm”.

“Ông Trần Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn - cho biết, vào

sáng 22/10, có khoảng 100 người dân đào trầm đã kéo đến tập trung trước trụ sở UBND huyện Khánh Sơn để đòi tiền trúng kỳ nam đêm 26/9 do đội liên ngành huyện thu giữ”.

Trong trường hợp này thì liền sau chữ “cho biết” càng không nên đặt dấu câu vì cũng chưa phù hợp với cách trích dẫn lời nói gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Việt. Nếu hợp lý hơn phải là:

“Ngày 22/10, bà Nguyễn Thị Thạnh - Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm - cho biết kiểm lâm và CA huyện đã lập 4 trạm chốt chặn, vận động thuyết phục hàng

chục người dân đang tìm cách đi vào khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà để tìm trầm”.

“Ông Trần Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn - cho biết vào

sáng 22/10, có khoảng 100 người dân đào trầm đã kéo đến tập trung trước trụ sở UBND huyện Khánh Sơn để đòi tiền trúng kỳ nam đêm 26/9 do đội liên ngành huyện thu giữ”.

Như chúng ta đã biết dấu hai chấm (:) dùng để liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ là hoặc trong thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ: sau đây, như sau, để…Nhưng trong trường hợp mà chúng tôi nêu ra dưới đây thì tác giả lại không hề sử dụng dấu hai chấm theo như cách trên:

40

Qua phản ảnh của người tiêu dùng và tìm hiểu của PV, không ít nhãn sữa nhập khẩu đã cho thấy nhà nhập khẩu thông tin không đầy đủ, không đúng sự thật

khi giới thiệu, quảngcáo sản phẩm. Đó là những nhãn hiệu sữa như Danlait,

Frezzi, Alpha Lipid, GmB...”. (“Nhập nhèm sữa nhập khẩu”, Vietnamnet.com,

23/04/2013 13:23 GMT+7).)

“Các tuyến như Sài Gòn – Cà Mau; Sài Gòn – Vũng Tàu; Sài Gòn – Đà

Nẵng Nha Trang - Đà Lạt…có mức giảm từ 5 – 30 nghìn đồng/lượt”.(“Bến xe phụ thu 40% giá vé dịp lễ 30/4-1/5”, Vietnamnet.com, 24/04/2013 05:00 GMT+7).

“Sau khi được điều trị, 3 nạn nhân gồm anh Vi Văn Thành (34 tuổi), Bế Văn

Cường (49 tuổi) và Sái Văn Huấn (42 tuổi) đã dần bình phục”. (“Cứu sống 3 người bị ngộ độc nấm rừng”, dantri.com, Thứ Tư, 24/04/2013 - 09:26).

Đáng lý ra để tách bạch và hợp lý hơn trong câu thì tác giả cần để thêm dấu hai chấm vào sau “như”, “gồm”. Chẳng hạn:

“Các tuyến như: Sài Gòn – Cà Mau; Sài Gòn – Vũng Tàu; Sài Gòn – Đà

Nẵng Nha Trang - Đà Lạt…có mức giảm từ 5 – 30 nghìn đồng/lượt”.(“Bến xe phụ thu 40% giá vé dịp lễ 30/4-1/5”, Vietnamnet.com, 24/04/2013 05:00 GMT+7).

Như chúng ta đã biết, dấu chấm dùng để kết thúc câu tường thuật (câu kể) trên văn bản. Tuy nhiên, trong một số ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát được thì người viết lại chủ quan, đặt dấu câu “tùy hứng” gây khó hiểu cho người đọc:

“Các năm trước mỗi vụ nhà chi Loan chỉ thu được 80-90 triệu đồng, năm nay

có “thắng” thì cũng chỉ thu về được 120 triệu đồng đó là. Trừ đi khoảng 1 nửa để

chi phí cho phân, thuốc trừ sâu, nửa phần còn lại cũng chỉ bù được đúng vào tiền

lương công nhật dành cho 7-8 người cả gia đình anh suốt nửa năm qua. Chứ dành

dụm cũng chẳng được bao lăm….” (“Lạ lùng rượu na xứ Lạng”, 28/10/2012 08:30). Người viết đặt dấu chấm câu (.) trong hai trường hợp sau “đó là” và sau

“năm qua” (phần dấu được tô đen) là sai ngữ pháp bởi chưa diễn đạt được hết ý của phát ngôn. Hơn nữa, phần sau dấu chấm thứ hai “Chứ dành dụm cũng chẳng được bao lăm….”cũng chưa thể làm nên một câu độc lập trong ngữ cảnh này (đó là chưa kể đến lỗi morasse “chị” bị đánh sai thành “chi”, lỗi diễn đạt sai logic vì

41

phần đầu đoạn đang nói tới “nhà chị Loan”, phần cuối lại nhắc là “cả gia đình anh”).

Hay một trường hợp khác như:

“Trong khi lực lượng chức năng tại Cà Mau đang xử lý kiểm đếm lại số

lượng cá sấu bị sổng chuồng. Tại một hộ gia đình nuôi cá sấu ở Vĩnh Long cũng

xảy ra sự cố 5 con cá sấu bò ra khỏi trang trại”. Người viết đặt dấu chấm (.) sau

“sổng chuồng” là chưa đúng ngữ pháp tiếng Việt bởi đấy chỉ mới là một thành phần trạng ngữ, chưa phải câu. Vậy nên đoạn này có thể được diễn đạt lại thành:

“Trong khi lực lượng chức năng tại Cà Mau đang xử lý kiểm đếm lại số lượng cá sấu bị sổng chuồng, thì tại một hộ gia đình nuôi cá sấu ở Vĩnh Long cũng xảy ra sự cố 5 con cá sấu bò ra khỏi trang trại”.

Những bài báo mắc phải lỗi dùng dấu câu hay lỗi diễn đạt phi logic như vậy không hề hiếm trên các trang báo trực tuyến mà chúng tôi có dịp khảo sát. Đây là vấn đề ngữ pháp không quá phức tạp và có thể khắc phục nhanh chóng nếu nhà báo không chủ quan và quá đặt nặng tính “thông tin kịp thời” của loại hình báo đặc biệt này, bỏ qua giai đoạn “đọc lại” bài viết của mình.

Một loại dấu câu khác, hiện nay được sử dụng khá nhiều là dấu ngoặc kép (“…”) hay còn gọi là dấu nháy (hay nháy nháy). So với các loại dấu kết thúc câu, dấu ngoặc kép (dùng trong câu) có tần suất xuất hiện ít hơn và thường được sử dụng nhiều trong các trường hợp sau: đóng khung lời trích dẫn hoặc danh ngôn; chỉ ra ranh giới của một lời nói được dẫn trực tiếp; đóng khung tên riêng của một tác phẩm, một danh hiệu; đóng khung các từ, cụm mới được tạo ra hoặc gây chú ý; đóng khung các từ, ngữ, câu với ý mỉa mai, châm biếm.

Khảo sát bước đầu ba trang báo trực tuyến kể trên cho thấy, hầu hết trong các trường hợp trên, dấu ngoặc kép được sử dụng đúng với chức năng của nó, từ đó mang lại hiệu quả truyền tải thông tin đáng kể. Chẳng hạn như để chỉ những kẻ gây rối trật tự xã hội, làm hư hại, mất mát tài sản của người dân… thì mọi người thường gọi tên kèm theo một yếu tố chỉ tính chất, hành động, bản chất … của kẻ đó: Dũng “Ben”, Cường “ghen”, Trung “mặt quỷ” (Vnexpress.net)…

42

Riêng đối với trường hợp sử dụng cuối cùng, xung quanh việc dùng loại dấu câu này cũng gây ra tác động “kép” cho hiệu quả truyền tin. Trong cách dùng dấu ngoặc kép để đóng khung các từ, ngữ, câu với ý mỉa mai, châm biếm nhiều trường hợp được dùng khá hợp lí:

- HLV Dortmund bị biến thành 'con rối' (Vnexpress, 25/4/2013 15:15) - 'Đánh bóng' khách sạn để dụ du khách (Vnexpress, 24/4/2013 8:00) - Bữa ăn “nghìn đô” tại quán bình dân (dantri.com, 25/4/2013 10:21) - Taxi Hà Nội ‘nhờn thuốc’ (Vnexpress, 12/1/2013 15:15)

- Bảo tàng nghìn tỷ ‘rỗng ruột’ sau 2 năm mở cửa (Vnexpress.net, 8/12/2012 12:20)

Hay được dùng để đóng khung cụm từ đã chuyển nghĩa: - Lễ rước 'vua sống' ở Hà Nội (Vnexpress, 21/2/2013 9:15)

- Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý thông tin “rửa vàng” (dantri.com, 25/4/2013 12:11)

- Đại gia chi trăm triệu săn ‘thuỷ quái’ làm mồi nhậu (Vietnamnet.vn, 25/4/2013 5:00)

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, các tác giả lại sử dụng dấu ngoặc kép không mang lại hiệu quả, chẳng hơn gì cách diễn đạt thông thường:

- Ai bảo biệt thự "triệu đô" bỏ hoang là lãng phí? (dantri.com, 25/4/2013 15:30)

- Gia đình ‘tố’ cô giáo dùng vật nhọn đâm tay con (VietNamNet.vn, 29/10/2012 15:17)

- Một sản phụ chết “bất thường” sau khi sinh (dantri.com, 26/10/2012 15:06) - Xe máy vẫn phóng “bạt mạng” ở đường trên cao (dantri.com, 25/2/2013 08:51)

Trong khi đó, những yếu tố được bôi đen (bold) trong một số trường hợp sau đây, theo chúng tôi là cần thiết được đặt trong ngoặc kép thì nhà báo lại không làm như vậy. Chẳng hạn:

43

- Hà Hồ, Trấn Thành trốn tập Cống hiến? (Vietnamnet.vn, 24/4/2013 9:24) - Quý bà ‘cố thủ’ 3 tiếng trong xế hộp bạc tỷ (Vietnamnet.vn, 22/10/2012 10:38)

Một thực tế khác là hiện nay, trên các trang báo mạng (mà chúng tôi có dịp khảo sát) đa phần sử dụng dấu ngoặc kép không theo kiểu “truyền thống” tức là dấu (“…”) mà dùng một loại dấu chỉ gồm một dấu nháy (giống như kiểu dùng của báo chí nước ngoài) để thay cho (“…”), tức là (‘…’). Thực trạng này diễn ra khá phổ biến:

- Ông Nguyễn Bá Thanh: 'Đà Nẵng cần xây nhiều sân golf' (Vnexpress, 25/4/2013 16:25)

- Hồ Ngọc Hà, Trấn Thành 'khẩu chiến' trên sân khấu (Vnexpress, 25/4/2013 16:25)

- Những chiếc túi xách 'gây sốt' ở Hollywood (Vnexpress, 21/4/2013 6:09) - Lễ rước 'vua sống' ở Hà Nội (Vnexpress, 21/2/2013 9:15)

- Sinh viên thủ đô với ‘ngày hội vì biển đảo quê hương’ (Vnexpress, 21/10/2012 16:04)

- Toàn bộ gái mại dâm ở TP HCM sắp ‘được tự do’ (Vnexpress.net, 09/12/2012 11:15)

Thiết nghĩ, cách viết này có thể tiện dụng và tiết kiệm hơn nhưng về mặt thẩm mỹ thì không được đánh giá cao. Đó là chưa kể nhiều trường hợp nhà báo sử dụng không nhất quán loại dấu câu này ngay trong cùng một bài báo. Chẳng hạn:

“'Vua' ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước từ đền

Sái (Đông Anh, Hà Nội) ra đình làng. Để dẹp đường cho vua, đám thanh niên rước

"chúa" chốc chốc lại hô vang rồi lắc lư kiệu”. (Vnexpress, 21/2/2013 9:15). Có thể thấy rằng, cùng trong một đoạn nhưng từ “Vua” lại được dùng dấu (‘ ’), nhưng từ “chúa” lại dùng dấu (“ ”). Đó là chưa kể đến ở phần thân tin lại có sự thay đổi:

“Trước khi màn rước "Vua" là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn

quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn”. Vậy thì người đọc phải lý giải theo cách nào? Hay trong số ra cũ hơn:

44

Trang Vnexpress.net Chủ nhật ngày 21/10/2012, lúc 15:58 có đưa tin: “Phụ

nữ ‘cố thủ’ trong xế hộp bạc tỷ gần 3 giờ”. Trong phần nội dung chính của bài có đoạn: “Hai người con của người phụ nữ này đã được gọi đến để khuyên nhủ mẹ mở cửa xe, song bà vẫn nằm “bất động”. Khi cảnh sát đang làm việc, người phụ

nữ đi cùng quay vào xe chốt chặt cửa, “cố thủ” bên trong”. Chưa nói đến lỗi diễn đạt khó hiểu của tiêu đề, việc nhà báo sử dụng lúc thì ‘cố thủ’, lúc thì “cố thủ” cho cùng một yếu tố đã gây khó khăn và phản cảm cho người đọc. Lúc này, ý định sử dụng dấu ngoặc kép để gây chú ý đã bị triệt tiêu.

Thậm chí, không biết vô tình hay hữu ý nhà báo lại mắc lỗi khi đánh dấu câu hết sức “khó hiểu” ở một tiêu đề báo: Sự thật khó tin vụ ‘mang vàng giả đi cưới”

(Vietnamnet.vn, 25/1/2013 01:05). Thật ra đây có lẽ là lỗi khi đánh máy, nhưng đối với một phương tiện truyền thông có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội hiện nay như báo trực tuyến thì những người làm báo cũng nên lưu ý điều này.

Tiểu kết

Nhìn chung, hiện nay trên các báo điện tử vẫn tồn tại nhiều cách viết khác nhau khi sử dụng dấu câu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc Nhà nước chưa có một quy định chính tả thống nhất toàn xã hội tuy nhiên dù cho mỗi báo có một

“tuyên ngôn” khác nhau thì nó cũng phải đảm bảo được tính logic, hợp lý và thẫm mỹ. Điều đó không chỉ thể hiện được sự tôn trọng của các báo đối với độc giả mà còn góp phần tạo nên uy tín, sự tin cậy của các tờ báo, nhất là các trang báo trực tuyến.

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)