5. Bố cục của khóa luận
2.5.2. Thực trạng phiên âm tiếng nước ngoài trên báo viết
2.5.2.1. Về phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài
Nhìn chung, trên báo viết tiếng Việt, số lượng các tên riêng nước ngoài chỉ chiếm một phần khá nhỏ nhưng nếu chúng không được phiên âm một cách chính xác, thống nhất thì sẽ gây ảnh hưởng lớn cho người đọc khi nhận diện các tên riêng đó. Trong phạm vi của đề tài, cụ thể là trong phần khảo sát thực trạng phiên âm tiếng nước ngoài, chúng tôi chỉ khảo sát hai tờ báo: báo Thanh niên và báo Tuổi trẻ với các số báo ngẫu nhiên mà chúng tôi thu nhập được trong những tháng đầu năm 2013.
Trước tiên, đối với các tên riêng nước ngoài đã quen dùng (nhất là phiên theo âm Hán – Việt thì cả hai tờ báo đều chủ trương giữ nguyên. Ví dụ: “Vương quốc Anh…” [TT, tr.2, 19-3-2013], “Mỹ”, “Pháp” [TT, tr.17, 19-3-2013], “Trung Quốc”, “Ấn Độ” [TT, tr.19,19-3-2013], “Nga” [TN, tr.24, 31-3-2013], “Hàn Quốc” [TN, tr.23, 31-3-2013], “Thụy Điển” [TN, tr.19, 3-4-2013]…
65
Về nguyên ngữ, với những tên riêng Trung Quốc (tên người, tên các vận động viên) thì cả hai tờ báo đều viết nguyên dạng phiên âm La Tinh của tiếng Hán. Ví dụ: Li Tie, Hao Haidong, Wang Hao, Xie Jun,…Đối với những nước theo hệ chữ La Tinh thì qua khảo sát của chúng tôi, cả báo TT và báo TN đều giữ nguyên dạng. Ví dụ: “Brazil” [TT, tr.17, 19-3-2013], “Brazil” [TN, tr.19, 31-3-2013],
“Mexico” [TN, tr. 15, 31-3-2013], “California” [TT, tr.17, 19-3-2103],
“California” [TN, tr.19, 3-4-2013]… Hầu hết các địa danh trên thế giới đã được viết theo tiếng Anh và tiếng Pháp đã trở nên quen thuộc vì thế cả hai tờ báo đều chọn cách phiên âm tối ưu là giữ đúng cách viết của một quốc gia về tên riêng của họ.
Những nước có hệ chữ không phải La Tinh như các ngôn ngữ Arập, Triều Tiên, Lào thì báo TT và báo TT đã chọn cách phiên tên riêng theo giống người dân nước đó đã phiên sang chữ La Tinh. Ví dụ: người Hàn viết “Seoul” thì cả hai báo đều thống nhất viết như thế. Chẳng hạn như: “Seoul” [TT, tr.20, 9-3-2013],
“Tokyo” [TN,tr.18, 25-1-2013].
Hiện nay, đã có những ý kiến thay đổi mới về tên riêng theo hướng phiên âm gần với nguyên ngữ. Chẳng hạn như: Ôxtrâylia thay cho Úc và Úc đại lợi, Italia thay cho Ý và Ý đại lợi… Thiết nghĩ, việc thay đổi như vậy tuy có gần với ngôn ngữ gốc hơn (phiên âm trực tiếp từ ngôn ngữ gốc) nhưng như thế sẽ gây trở ngại cho nhân dân. Tính giản tiện và quen dùng từ đó cũng mất đi. Vì thế, cả hai báo TT và báo TN đều chủ trương không thay thế các loại tên riêng này mà vẫn giữ như cũ. Chẳng hạn như: “Úc” [TT, tr.19, 2-3-2013], “Ý” [TT, tr.17, 2-3-2013] và [TT, tr.20, 27-2-2013], “Úc” [TN, tr.6, 24-3-2013], “Ý” [TN, tr.10, 1-2-2013]…
Về dịch nghĩa, báo TT và báo TN cũng có chung cách viết đối với một số tên riêng như: Đông Timo, Trung Phi, Bắc Âu, Biển Đen, Nam Phi… Tuy nhiên, các tên riêng thuộc loại này cũng không nhiều vì không phải bất cứ tên riêng nào cũng có thể dịch nghĩa ra như vậy.
Về sử dụng yếu tố Hán Việt, những tên riêng của Trung Quốc đều được hai báo viết giống nhau: Bắc Kinh < 北京, QuảngĐông < 广东, Chu Ân Lai 周恩来.
66
Chẳng hạn như: “Bắc Kinh”, “Thượng Hải”, “Quảng Châu”, “Chiết Giang”
[TT, tr.20, 28/1/2013], “Tây Tạng” [TN, tr.24, 31-3-2013]…Các tên riêng Âu Mĩ (không phải của Trung Quốc). Ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ < 土耳其 < Turkey, Ba Lan <
波兰 < Poland, Nhật Bản < 日本 < Japan; Triều Tiên < 朝鲜 < Korea, Kim Nhật
Thành < 金日成 < Kim II Sung. Ví dụ: “Triều Tiên” [TT, tr.20, 9-3-2013], “Thổ Nhĩ Kỳ” [TN, tr.20, 23-3-2013]…
Tiểu kết
Nhìn chung, về phiên âm tên riêng nước ngoài thì cả báo TT lẫn báo TN đều tương đối thống nhất với nhau. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát chúng tôi vẫn nhận thấy điểm mâu thuẫn. Chẳng hạn như, trên báo TT có viết “Hong Kong” [TT, tr.17, 19-3-2013] nhưng báo TN trong trang 10, số ra ngày 9-3-2013 lại viết là “Hồng Kồng”: “Kế đến là các nước Đức, Hà Lan, Nhật và Trung Quốc, gồm cả
Hồng Kồng …”. Ở đây, chúng tôi không xét đến trường hợp hình thức của từ mà chỉ chú ý đến cách phiên âm. Cùng một nước giống nhau nhưng hai tờ báo lại phiên thành hai kiểu viết khác nhau như thế thì ai đúng, ai sai? Và độc giả sẽ nên viết theo cách nào?
2.5.2.2. Về phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài
Cả hai báo đều sử dụng các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu âm tiết (p, z, w…bl, cr, str…). Chẳng hạn như: “protein” [TN, tr.16, 31-3-2013], “cholesterol”
[TT, 24-3-2013], “plutonium” [TN, tr.20, 3-4-2013]… và những phụ âm cuối (b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z,…) vốn không đặc trưng cho âm tiết tiếng Việt: “lipid”
[TN, tr. 10E, 20-3-2013], “cholesterol” [TT, 24-3-2013], “estrogen” [TT, tr.11, 20-3-2013], “photpholipid” [TN, tr. 11, 29-3-2013]…
Tôn trọng mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa các thuật ngữ: fluor, fluorur; sulfur, sulfuric, sulfat; chlor, chlorat, chlorur; phosphat, phosphor, phosphorit;...…Chẳng hạn như: “carbon, carbone” [TN, tr.15, 24-3-2013],
67
9-3-2013]… Những thuật ngữ đã Việt hóa từ lâu: mét, lít, cà phê… cũng được hai báo viết giống nhau: “cà phê” [TT, tr.4, 4-3-2013] và [TN, tr.10, 12-1-2013].
Nhìn chung về mặt phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài trong phạm vi khảo sát của chúng tôi thì báo TT và báo TN đa phần đều thống nhất với nhau. Âu đó cũng là điều đáng mừng khi độc giả tiếp nhận.
Chương 3: Từ chính tả trên báo viết đến chính tả của học sinh ở trường Phổ thông.
3.1. Thiếu thống nhất chính tả trong nhà trường trước áp lực của chính tả báo viết viết
3.1.1. Sự thiếu sự thống nhất chính tả giữa các báo viết
Qua quá trình khảo sát thực trạng chính tả trên báo viết, chúng tôi đã chỉ ra được những lỗi phổ biến mà các báo hay mắc phải theo các tiêu chí đã nêu. Nhưng quan trọng hơn hết là hiện nay mỗi tờ báo đều có những tuyên ngôn riêng về cách thức trình bày ngôn ngữ trên mặt báo của mình. Từ đó dẫn đến việc không thống nhất chính tả giữa các tờ báo với nhau. Chẳng hạn như:
Về viết hoa hiệu danh:
- Báo NLĐ viết: “Sở Tài nguyên – Môi trường”, “Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, “Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch”…
- Báo TT lại có cách viết khác: “Bộ Tài nguyên – môi trường …” [tr.3, 27-2- 2013], Bộ Kế hoạch – đầu tư, Sở Văn hóa – thể thao & du lịch …” [tr.2, 26-3- 2012]…
Về cách viết tắt:
Quy định morasse báo NLĐ quy định quốc hiệu Việt Nam luôn luôn ghi đầy đủ là “Việt Nam”, không ghi “VN”. Trong khi đó báo TT và báo TN lại ghi tắt toàn bộ. Chẳng hạn: : “… Tập đoàn Samsung đã khởi công nhà máy thiết bị di
động thứ hai ở VN…” [TT, tr.7, 26-3-2013], hay “… Cục quản lý dược VN …”
[TT, tr.2, 28-2-2013]. Cách xử lý không đồng bộ như trên sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận của độc giả. Ví dụ như: “… Công nghiệp than – khoáng sản VN
68
(Vinacomin)…” [TT, tr.6, 26-3-2013] (trường hợp này nếu không chú thích sẽ rất dễ hiểu nhầm “VN” là viết tắt của “Việt Nam”). Hay trong cách viết tắt tên các bộ, cả ba tờ báo mà chúng tôi khảo sát cũng không thống nhất với nhau. Báo TN thì có cách viết tắt tên các bộ như: Bộ NN-PTNN, Bộ KH-ĐT, Bộ GD-ĐT, Bộ VH-TT- DL, Sở GD-ĐT, Sở GTVT Hà Nội. Riêng báo TT thì có cách viết tắt khá triệt để, cụ thể: “Sở LĐ-TB&XH…” [TT, tr.10, 19-3-2013], “Sở LĐ-TB&XH…” [TT, tr.18, 19-3-2013], Bộ NN &PTNN, “Bộ VH-TT&DL…” [TT, tr.15, 19-3-2013],
Sở VH-TT&DL, trừ trường hợp “Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT”. Xét thấy, chỉ đối với các bộ, sở có ban ngành thì báo TT mới dùng “&” thay “và” còn lại vẫn dùng dấu
“-“ và coi như “và”. Còn báo NLĐ thì chỉ trừ tên bốn bộ được phép viết tắt như đã nêu trong quy định (thực hiện nghiêm túc), các bộ, sở ban ngành còn lại được ghi đầy đủ, rõ ràng. Ngoài ra, giữa báo TT và báo TN còn có quy định khác nhau trong việc viết tắt chức danh. Chẳng hạn như: báo TT: “PGS.TS Bùi Anh Tuấn…” [TT, tr.13, 19-3-2013] thì báo TT: “PGS-TS Trần Công Luận…” [TN, tr.6, 18-3- 2013]. Hay trong việc viết tắt tên người: “Đó là trường hợp của bé N.V.C.V. …”
[TT, tr.12, 28-2-2013], trong khi đó báo TN lại viết: “… cho điểm tuyệt đối bởi thí
sinh Đ.X.M tuyệt đẹp.” [TN, tr.3, 2-9-2012]. Về mặt dấu câu:
Trong khi trang Vnexpress.com và Vietnamnet.vn đa phần đều sử dụng dấu (‘ ’) thay cho hầu hết dấu (“ ”) thì báo Dantri.com lại sử dụng chủ yếu là dấu (“ ”).
Trên đây là những ngữ liệu cho thấy được sự bất nhất trong thực trạng chính tả của mỗi tờ báo. Không chỉ không thống nhất giữa các tờ báo với nhau mà ngay trong bản thân một tờ báo cũng không hiếm trường hợp mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn như: “Cám ơn, tôi đã nhận ra mình giỏi!” (tít) nhưng trong phần thân tin lại khác: “Ý nghĩa “quan trọng” của anti-fan trong sự nghiệp của một số ngôi sao như Angela Phương Trinh, Ngọc Trinh, Long Nhật đã được ba người đáp lại
với… niềm cảm ơn sâu sắc”.(24h.com.vn, thứ tư, 06/03/2013, 12:05 AM (GMT+7). Hay trong ví dụ chúng tôi đã nêu trong phần khảo sát: Báo NLĐ đã chưa viết “rõ ràng và đúng quy cách” tên các cơ quan sau theo quy định của báo:
69
“Bộ Kế hoạch – Đầu tư” thay vì phải viết “Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, “Bộ Thông tin – Truyền thông” thay vì “Bộ Thông tin và Truyền thông”, “Sở Tài nguyên – Môi trường” thay vì “Sở Tài nguyên và Môi trường”, “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch” thay vì “Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch”…
Trong phần dấu câu, chúng ta cũng thấy được sự bất nhất trong cách sử dụng dấu câu, cụ thể: “'Vua' ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ
rước từ đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) ra đình làng. Để dẹp đường cho vua, đám
thanh niên rước "chúa" chốc chốc lại hô vang rồi lắc lư kiệu”. (Vnexpress, 21/2/2013 9:15). Có thể thấy rằng, cùng trong một đoạn nhưng từ “Vua” lại được dùng dấu (‘ ’), nhưng từ “chúa” lại dùng dấu (“ ”). Đó là chưa kể đến ở phần thân tin lại có sự thay đổi: “Trước khi màn rước "Vua" là lễ khênh kiệu từ đình làng về
đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn”.
Như vậy thực trạng không thống nhất chính tả giữa các báo mà đáng nói hơn là không thống nhất ngay trong bản thân một tờ báo hiện nay rất đáng báo động. Nhưng nếu nói đến nguyên nhân cũng như hậu quả của nó đến học sinh chúng ta không thể quy lỗi hoàn toàn cho các tờ báo. Trong tình thế không có một Luật ngôn ngữ thống nhất cả nước thì động thái chung của các tờ báo là phải tự đưa ra những quy định, chuẩn mực chính tả riêng. Có như thế, quá trình quản lý và vận hành mới thuận tiện. Vậy nên điều đáng cần bàn đến ở đây là đến khi nào nước ta mới có một “Quy định chính tả ngắn gọn, súc tích và phạm vi ứng dụng toàn xã hội”?
3.1.2. Sự thiếu thống nhất chính tả giữa báo viết và sách giáo khoa
Sự bất nhất trong các quy định về chính tả tiếng Việt không chỉ thể hiện qua việc thực trạng bất nhất của các báo mà còn giữa cả báo viết và sách giáo khoa. Sách giáo khoa là phương tiện học tập chủ đạo của học sinh. Báo chí là cơ quan ngôn luận giúp học sinh mở mang thêm kiến thức, nhằm bổ trợ cho nội dung nền tảng trong sách giáo khoa. Cho nên, nếu đúng ra thì cả báo chí lẫn sách giáo khoa phải thống nhất với nhau trong việc quy định các quy tắc chính tả tiếng Việt hoặc ít ra phải có sự tương thông hợp lý với nhau. Nhưng cho đến thời điểm mà chúng
70
tôi khảo sát và tiến hành nghiên cứu đề tài này thì sách giáo khoa và báo chí tồn tại khá nhiều điểm khác biệt hay nói cách khác là họ chưa có tiếng nói chung thống nhất trong các quy định về chính tả.
Sauk hi khảo sát một vài trường hợp trong sách giáo khoa phổ thông, chúng tôi nhận thấy cách viết trong sách vẫn chưa nhất quán trong một số quy định về chính tả. Chẳng hạn như: chữ “toàn” trong “Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc” [9, tr.92] không viết hoa trong khi đó ở [11, tr.155] thì lại viết hoa. Chữ “hành” và
“cấp” trong “Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp” [9, tr.108] không viết hoa. Chữ “chính” trong “Phòng chính trị Quân khu III” [12, tr.89] không viết hoa…
Hay có trường hợp chữ đầu tiên của cụm không viết hoa: “… binh chủng Thông tin” [10, tr.156], “…hãng dầu Nhà Bè” [13, tr.84]…Còn có trường hợp cùng một tên gọi mà mỗi sách giáo khoa viết một cách khác nhau cũng xảy ra. Ví dụ: “…Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” [9, tr.185], “… Tổ chức Thương mại thế giới” [10, tr.155], “… Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” [13, tr.69]; “Liên hợp quốc” [9, tr.46], “Liên Hợp quốc” [10, tr.155], “Liên hiệp quốc” [13, tr.5]…
Có thể thấy được về cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức xã hội trong sách giáo khoa hiện nay nhìn chung theo quy định 2003 và 1998, đó là viết hoa chữ cái đầu các bộ phận cấu tạo tên riêng. Tuy nhiên cách viết chưa nhất quán vì như thế nào là “bộ phận” thì không được chỉ ra cụ thể.
Chúng ta có thể làm một cuộc so sánh nhỏ giữa cách viết hoa của sách giáo khoa và báo viết để thấy được so với báo viết, cách viết của sách giáo khoa cũng có nhiều điểm bất đồng. Chẳng hạn như: nếu trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 trang 185, NXB Giáo dục Việt Nam viết “Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” thì trên báo TN trang 9, số ra ngày 2-9-2012 lại viết:“… Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…” [TN, tr.9, 2-9-2012]. Hay trong trường hợp sau: báo Tuổi trẻ viết
“Bộ Giáo dục – đào tạo” [tr.5, 14-1-2013] nhưng SGK Địa lý lớp 9, trang 2, NXB GDVN lại viết “Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy điểm bất đồng trong cách phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài của sách giáo khoa và báo viết.
71
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không đi quá sâu vào việc phân tích, tìm hiểu các quy định về chính tả trong sách giáo khoa mà chỉ đưa ra một vài ví dụ để thấy điểm bất đồng giữa sách giáo khoa và báo viết. Qua đó góp phần phản ánh phần nào thực trạng “rối” chính tả tiếng Việt hiện nay. Như vậy, thực trạng trên đang xảy ra khá phổ biến và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Không chỉ vậy, học sinh khi được học dưới nhà trường phổ thông phải cùng một lúc tiếp xúc với nhiều quy định khác nhau như thế sẽ không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Chính vì thế, tình trạng học sinh sử dụng các quy tắc chính tả một cách tùy tiện, sai lệch ngày càng trở nên phổ biến và dần dần trở thành một vấn nạn. Càng ngày càng có không ít trường hợp các thầy cô chấm thi “phải chịu” những trận “cười ra nước mắt” trước những bài làm “ngây ngô” của học sinh khi sử dụng dấu câu không hợp lý hay viết sai một cách “tự nhiên” tên của tác giả nước ngoài…Thiết nghĩ, nước ta đang có những bước phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội mà việc thống nhất chính tả trong phạm vi cả nước vẫn chưa giải quyết triệt để thì liệu sự phát triển đó có vững chắc và lâu dài?
3.1.3. Ảnh hưởng của báo viết đến thói quen viết chính tả của học sinh
Viện CNTTĐHQG Hà Nội đã tiến hành một cuộc điều tra, nghiên cứu khoa học về chính tả văn bản tiếng Việt với lời kêu gọi thiết tha: Hãy cùng chúng tôi giữ gìn tiếng Việt! Nhóm tác giả đã khảo sát 177 tổ chức thuộc 7 khu vực trong tháng 6/2010. Trên tổng số gần 67.000 mẫu văn bản, tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7.79%, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn 1% (do các chuyên gia ngôn ngữ đề ra và rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế 0,1%). Trong đó, khu vực báo chí truyền thông có tỷ lệ lỗi chính ở gần mức báo động là 10%. Đây chỉ mới là số liệu về thực trạng lỗi hình thức từ - một trong các tiêu chí của chính tả. Các tiêu chí về viết hoa, phiên âm, viết tắt được vận dụng trên báo viết không hẳn là các lỗi sai mà đáng nói ở đây là sự bất nhất trong quy tắc riêng của mỗi tờ báo. Như chúng tôi đã nêu, theo những tờ báo mà chúng tôi khảo sát, đa phần đều có chính kiến riêng trong việc sử dụng các quy tắc chính tả tiếng Việt. Vậy nên tình trạng “trống đánh