Ảnh hưởng của báo viết đến thói quen viết chính tả của học sinh

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 73)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.3. Ảnh hưởng của báo viết đến thói quen viết chính tả của học sinh

Viện CNTTĐHQG Hà Nội đã tiến hành một cuộc điều tra, nghiên cứu khoa học về chính tả văn bản tiếng Việt với lời kêu gọi thiết tha: Hãy cùng chúng tôi giữ gìn tiếng Việt! Nhóm tác giả đã khảo sát 177 tổ chức thuộc 7 khu vực trong tháng 6/2010. Trên tổng số gần 67.000 mẫu văn bản, tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7.79%, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn 1% (do các chuyên gia ngôn ngữ đề ra và rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế 0,1%). Trong đó, khu vực báo chí truyền thông có tỷ lệ lỗi chính ở gần mức báo động là 10%. Đây chỉ mới là số liệu về thực trạng lỗi hình thức từ - một trong các tiêu chí của chính tả. Các tiêu chí về viết hoa, phiên âm, viết tắt được vận dụng trên báo viết không hẳn là các lỗi sai mà đáng nói ở đây là sự bất nhất trong quy tắc riêng của mỗi tờ báo. Như chúng tôi đã nêu, theo những tờ báo mà chúng tôi khảo sát, đa phần đều có chính kiến riêng trong việc sử dụng các quy tắc chính tả tiếng Việt. Vậy nên tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” cứ thế tiếp diễn. Các tờ báo không thống nhất trong khi đó

72

hằng ngày, ta không thể đếm hết được chính xác bao nhiêu tờ báo “ra lò” rồi đến tay bạn đọc, chỉ biết một điều là số lượng đó không hề nhỏ. Vậy thì độc giả đứng trước một “núi” hỗn loạn như thế sẽ xử lý như thế nào?

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào đối tượng học sinh mà hiện nay internet chính là phương tiện có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các em. Chính vì vậy chúng tôi sẽ đi cụ thể hơn trong lĩnh vực báo điện tử cũng như nêu lên những ảnh hưởng của nó đến học sinh phổ thông. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Thêm vào đó, xu hướng lướt web như là một nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người và càng không thể thiếu với học sinh vì nó cứ được giới trẻ xem như một trào lưu, một lối chơi hợp thời. Cứ vào một trang báo điện tử như 24h.com.vn

sẽ thấy lượng người truy cập mỗi ngày là vô số kể. Bởi ai cũng biết được một điều: chỉ cần ngồi một chỗ, bấm bấm gõ gõ, vào google, lướt các trang báo điện tử là coi như nắm được “nửa thế giới”. Trên thực tế mà nói, điều đó không sai mà hoàn toàn đúng. Thế nhưng cái đáng nói hơn ở đây là liệu nguồn thông tin trên các trang báo mạng đó có thực sự chính xác 100% về nội dung lẫn hình thức? Chúng ta sẽ làm một phép thử: vào google và gõ: “Lỗi chính tả trên báo viết” hay “Dấu câu trên báo viết”, “Phiên âm tiếng nước ngoài trên báo viết” lập tức sẽ hiện ra không ít bài liên quan phản ánh về thực trạng lỗi cũng như không thống nhất về chính tả trên báo. Tuy đa phần các bài viết chỉ nêu lên thực trạng chứ chưa có số liệu thống kê một cách chính xác nhất về cả năm tiêu chí chính tả tiếng Việt nhưng không phải là không có. Hầu hết các tác giả đều nêu được ví dụ minh họa cho nhận định của riêng mình về thực trạng trên. Thử hỏi nếu thực sự báo chí không tồn tại tình trạng bất nhất kia thì có cái để người ta “vạch lá tìm sâu”không?

Học sinh là lứa tuổi năng động, nhạy bén và rất tò mò trước những thay đổi dù nhỏ của cộng đồng xã hội. Tuy nhạy bén là thế, năng động là thế nhưng hầu hết các em đều chưa trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng phân định đúng sai khi tiếp xúc với một nguồn thông tin nào đó. Đa phần, các em chỉ biết nắm lấy nội dung mà bỏ qua tất cả lỗi, dĩ nhiên là do các em không thể nhận ra hết được. Mặt khác, như ta đã biết, báo chí truyền thông là cơ quan ngôn luận có quyền lực thứ tư sau Tam

73

quyền (Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp). Đa số tầng lớp nhân dân luôn tin cậy vào thông tin từ báo chí, chẳng phải thế mà người ta thường nói với nhau : « Tôi vừa đọc báo mà, bảo đảm thông tin chính xác ». Bởi vậy, đã là thông tin đưa lên mặt báo thì đa số độc giả đều tin theo vô điều kiện. Học sinh thì càng không ngoại lệ. Không những thế, hiện nay nước ta chưa có một quy định chính thức nào về chuẩn hóa chính tả trên phạm vi cả nước hay nói cách khác là Luật ngôn ngữ để áp dụng cho mọi lĩnh vực xã hội. Cho nên dù các em nhận ra được sự không thống nhất của báo này so với báo khác thì cũng không thể làm gì khác ngoài việc áp dụng rập khuôn hay sử dụng một cách tùy tiện ngôn ngữ tiếng Việt. Đấy là chưa kể đến những tình trạng viết sai từ, hiểu sai nghĩa của từ nhưng dần dần thành thói quen và mặc nhiên cho là đúng. Chẳng hạn như từ “cám ơn” hay từ “gởi” nếu được hỏi thì sẽ không ít học sinh cho rằng đó là từ đúng hay cũng có số ít trường hợp lại cho rằng dùng từ nào cũng đúng nhưng liệu các em có biết phải là “cảm ơn”, là “gửi” mới chính xác (trong từ điển tiếng Việt không tồn tại cách viết “cám ơn”, “gởi”). Vì sao các em lại có sự nhẫm lẫn như vậy? Một sự đối chiếu ở đây, trong phần khảo sát về hình thức từ thì đa phần các trang báo mạng đều mắc phải lỗi này. Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Đã có không ít đề tài luận văn về vấn đề lỗi chính tả của học sinh. Hiện nay, tình trạng học sinh viết sai chính tả, sử dụng dấu câu một cách tùy tiện ngày càng gia tăng và nó đã thực sự trở thành vấn nạn ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, lý do khiến các em viết sai chính tả cũng như không nắm rõ các quy tắc chuẩn mực khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng nếu giới báo chí, truyền thông thống nhất trong việc quy định các chuẩn mực chính tả cũng như kiểm tra nghiêm ngặt hơn quá trình biên tập thì tỷ lệ học sinh phổ thông mắc lỗi cũng như sử dụng tùy tiện ngôn ngữ tiếng Việt chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 73)