Phương pháp chưng cất hơi nước[6],[18,[7]

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 73 - 74)

- Hydroxyl citronellal từ citronello l: phản ứng hydrat hóa

2.2.3.2. Phương pháp chưng cất hơi nước[6],[18,[7]

Phương pháp này được thực hiện đối với các loại tinh dầu quế, sả, bạc hà...Cất là nhằm tách riêng thành phần tinh dầu bay hơi được ra khỏi cây dùng để chiết tinh dầu. Phương pháp này được tiến hành dựa trên sự khuếch tán và bay hơi của hợp chất thơm khi tiếp xúc với hơi nước, có thể ngưng tụ thành lỏng khi gặp lạnh.

Phương pháp chưng cất thường được tiến hành với 4 dạng chủ yếu: Chưng cất trực tiếp, chưng cách thủy, lôi cuốn hơi nước, chưng cất chân không.

 Chưng cất trực tiếp: là phương pháp cổ điển. Đây là phương pháp phổ biến để ly trích tinh dầu. Nguyên liệu để nguyên hay cắt nhỏ vừa phải cho vào nồi cất. Sau đó chúng có thể chưng cất trực tiếp bằng nước hoặc bằng hơi nước. Hơi nước chứa tinh dầu được dẫn sang hệ thống làm lạnh đọng lại thành chất lỏng, chỉ một phần rất ít tinh dầu tan trong nước. Dùng một bình riêng là Florentin để gạn riêng tách lấy tinh dầu, còn phần nước thường được đưa về nồi cất để có thể cất hết tinh dầu trong quá trình chưng cất. Cuối cùng để lấy hết tinh dầu ta dùng dung môi dễ bay hơi (dietil eter ) để trích tinh dầu hòn toàn ra khỏi nước.

- Ưu điểm: Đơn giản, tương đối kinh tế, ít tốn nhân công, lấy được triệt để tinh dầu có trong nguyên liệu. Dựa vào tính chất dễ bay hơi của các cấu tử trong tinh thể tinh dầu để phân ly chúng thành những phần riêng biệt có độ tinh khiết hơn.

- Nhược điểm: Phương pháp không áp dụng cho những tinh dầu thuộc thành phần khó bay hơi như nhựa, sáp hay trong một số tinh dầu có thành phần hóa học không bền ở nhiệt độ cao bị sức nóng phá hủy và làm thay đổi tính chất. Lượng tinh dầu không tốt dễ bị biến tính, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật

 Chưng cách thủy: Nguyên liệu và nước được ngăn cách nhau bởi một vỉ nồi hơi nước tạo thành sẽ đi qua lớp vỉ, đi vào lớp nguyên liệu, qua đó lôi cuốn theo tinh dầu đi ra thiết bị ngưng tụ.

- Ưu điểm: nguyên liệu bớt bị cháy khét do không tiếp xúc trực tiếp với nồi đốt.

nước dựa trên nguyên lý của quá trình chưng cất một hỗn hợp không tan lẫn nhau vào nhau là nước và tinh dầu. Khi hỗn hợp này được gia nhiệt, hai chất này đều bay hơi. Nếu áp suất của nước cộng với áp suất của tinh dầu bằng áp suất môi trường, thì hỗn hợp sôi và tinh dầu được lấy ra cùng với hơi nước.

- Ưu điểm: về năng lượng do ngiệt độ sôi của hỗn hợp thấp hơn nhiệt độ sôi của nước (1000C) trong khi nhiệt độ sôi của tinh dầu lớn hơn 1000C ở áp suất khí quyển. Chưng cất hơi nước không đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp nhưng có khả năng cất gần như triệt để tinh dầu trong nguyên liệu. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép phân ly các cấu tử có trong tinh dầu thành những phần riêng biệt có độ tinh khiết cao hơn dựa vào sự khác biệt về tính chất bay hơi. Phương pháp này hầu như là được dùng phổ biến.

 Chưng cất chân không: Thường được sử dụng để tinh chế tinh dầu trong phòng thí nghiệm như khi tinh dầu bị sẫm màu hay có mùi cháy, khét.Chất lượng tinh dầu thu được rất tốt nhưng Hiệu suất của phương pháp thấp.

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w