Tinh dầu bạc hà

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 57 - 58)

- Hydroxyl citronellal từ citronello l: phản ứng hydrat hóa

2.2.2.3.Tinh dầu bạc hà

2.2.2.3.1.Giới thiệu về cây bạc hà

Bạc hà tên khoa học là Metha arvensis Linn thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) hay tên thường gọi là bạc hà nam, nạt nặm, cha piăc bom (Tày). Bạc hà là một trong những họ lớn (Lamiaceae hoặc Labiatae). Trên thế giới họ này khoảng 200 giống với 3.500 loài, chúng phân bố khắp nơi, chủ yếu tập trung ở vùng ôn đới và núi cao nhiệt đới thuộc Bắc bán cầu.[19]

Bạc hà là một loại cây thảo mộc, sống được nhiều năm. Toàn bộ thân cây có mùi thơm tinh dầu . Thân mọc đứng, có thân ngầm nằm trong đất, màu trắng, mập, dài 0,50-0,60m. Loại thân mọc đứng thường cao 0,30-0,80 m, màu xanh lục hoặc màu nâu tím, ruột rỗng, hình vuông, có nhiều lông to mềm, màu trắng. Lá mọc đối, hình bầu dục hay hình nhọn. Đầu lá nhọn, đuôi lá hơi nhọn, màu xanh, mép lá có răng cưa, hai mặt đều có lông nhung. Phiến lá rộng từ 2-3cm dài 3-8cm, cuống ngắn.Về mùa hè, mùa thu cây ra hoa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Cánh

hoa màu tím, hay hồng nhạt, có khi màu trắng, hình môi, môi trên hơi lõm, môi dưới tách làm ba.[4]

Bạc hà có nhiều loài, mỗi nước trồng một số loài thích hợp với đất đai, điều kiện canh tác của từng vùng. Các loài bạc hà được phân thành hai nhóm lớn

[16]

 Nhóm bạc hà châu Âu (Hàm lượng mentola 45-70%) còn gọi là bạc hà cay, hái và cất từ cây bạc hà châu Âu có tên khoa học là Metha piperita Linn. Nhóm này có hai dạng:

- Dạng thân tím: tên khoa học là Metha piperita var. officinalis forma

ruhescens Camus. Trên thế giới thường được biết với tên là bạc hà đen.

- Dạng thân xanh: tên khoa học là Metha piperita var. officinalis forma

pallescens Camus. Trên thế giới thường được biết với tên là bạc hà trắng.

Nhóm bạc hà châu Âu chủ yếu được trồng ở nhiều nước như: Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Liên Xô...

 Nhóm bạc hà châu Á (Hàm lượng mentola 70-92%) được biết trên thế giới với tên là bạc hà Nhật Bản có tên khoa học là Metha arvensis Linn. Nhóm này có màu xanh hoặ tím được trồng chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Triều Tiên...

Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy cả cây bạc hà mọc hoang dại và được trồng ở nước ta thuộc nhóm bạc hà châu Á- Metha arvensis Linn. Còn nhóm bạc hà châu Âu- Metha piperita Linn- chỉ mới được đưa vào nước ta từ năm 1957 (Pháp) và 1958 (Liên Xô). Theo Ch. Crevost và A. Petelot nước ta có loài Mentha gồm: Metha arvensis Linn(húng giổi, bạc hà, húng giổi tía, chi poho) và Metha aquatica Linn (rau thơm, húng lũi, húng láng, rau thơm nam).

Metha piperita Linn (bạc hà, rau thơm tàu). Bên cạnh đó, có nhiều loài bạc hà

châu Á đã và đang được trồng ở nước ta chủng bạc hà X2 và chủng húng là hai chủng vốn mọc hoang dại ở một số tỉnh miền núi lạnh ở phía Bắc nước ta (Tam Đảo, Sâp, Sơn La, Lai Châu). Gần đây đã nhập một số chủng cùng loài có năng suất tinh dầu cao như BH974(đưa vào nước ta năm 1974), BH975(1975), BH76( xuất xứ từ Triều Tiên, đưa vào năm 1976)

Bạc hà có nhiều loại như vậy nhưng đối tượng để khảo sát tinh dầu của nó là Metha arvensis Linn có nhiều ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 57 - 58)