Ứng dụng tinh dầu bạc hà

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 65 - 66)

- Hydroxyl citronellal từ citronello l: phản ứng hydrat hóa

2.2.2.3.4.Ứng dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà và mentol có khả năng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn. Vì vậy, chúng có tác dụng chữa bệnh trong cơ thể người. Tinh dầu bạc hà và mentol có tác dụng kích thích đầu dây thần kinh kèm theo gây cảm giác lạnh, giảm đau tại chỗ. Tinh dầu bạc hà và mentol có chức năng giải độc, chống khuẩn. Tăng cường khả năng tái tạo tế bào. Giúp thư giãn. Giúp tăng lực. Làm sạch không khí. Dùng làm thuốc sát khuẩn xoa bóp nơi sưng, đau như các khớp, đau đầu do cảm nắng, chưa đầy bụng khó tiêu. Tinh dầu bạc Hà bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát mẻ và tê tại chỗ. Kẹo Bạc Hà dùng điều trị ho, điều trị đau dây thần kinh ngoại biên. Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch. Tác dụng của tinh dầu bạc hà : Chữa cảm cúm, ho; Chống ngạt mũi ở người lớn và trẻ em(thông mũi mát họng); Khử mùi hôi và diệt khuẩn phòng điều hòa; Chữa viêm khớp; Chữa nhức đầu, buồn nôn; Kích thích hệ tuần hoàn (kích thích tiêu hóa); Làm giãn động mạch vành (không dùng cho trẻ nhỏ); Sát trùng, bảo vệ đường hô hấp, tránh viêm xoang viêm mũi; Thích hợp trong việc khử mùi hôi phòng ngủ, điều hòa, máy lạnh; Diệt khuẩn trong các bệnh về đường tiêu hóa; Chữa viêm dạ dầy, tá tràng; Cân bằng não bộ, lấy lại năng lượng cho não bộ. Nên trong tinh dầu bạc hà được sử dụng nhiều trong mọi lĩnh vực. Do đó tinh dầu bạc hà được áp dụng vào thực phẩm để vừa tạo mùi vị cho thực phẩm vừa có tác dụng chữa bệnh, nó gần như là thực phẩm chức năng. Tinh dầu bạc hà được sử dụng khá rộng rãi trong tất cả các

loại hương liệu cho bánh kẹo như kẹo ngậm ho bạc hà, thực phẩm, nước giải khát, rượu bạc hà, thuốc lá, xà phòng, kem đánh răng… Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hoá, chữa hôi miệng. Nhu cầu menthol trên thế giới vào khoảng 5.600tấn/năm, trong đó 3.600 tấn là menthol tự nhiên, còn lại là nguồn tổng hợp. Menthol được dùng trong nhiều ngành kỹ nghệ: Kỹ nghệ dược phẩm (1.550 tấn/năm), kỹ nghệ bánh kẹo (570 tấn), kỹ nghệ sản xuất thuốc lá (1.350 tấn), sản xuất thuốc đánh răng, và các chế phẩm khác cho vệ sinh răng miệng (1.800 tấn), sản phẩm cạo râu (250 tấn) v.v. Ngoài ra, chế phẩm hương bạc hà có thể trộn trực tiếp vào thực phẩm với một lượng đủ tạo mùi thơm hài hòa và dễ chịu nhất phù hợp vớ thị hiếu người tiêu dùng. Chế phẩm hương bạc hà có thể cho vào dứa đóng hộp, đậu xanh Hà Lan đóng hộp, các loại mứt và thạch…[8],[27]

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 65 - 66)