Các phương pháp tách tinh dầu

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 70 - 73)

- Hydroxyl citronellal từ citronello l: phản ứng hydrat hóa

2.2.3. Các phương pháp tách tinh dầu

Có nhiều phương pháp tách tinh dầu từ dược liệu: chiết bằng dung môi, chiết bằng cách ướp, bằng cách ép hoặc bằng cách cất. Khi lựa chọn phương pháp chiết cần căn cứ vào đặc điểm sau đây:[5]

 Vị trí của tinh dầu trong cây

- Ở hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa bưởi, hoa cam... - Ở lá : sả, quế, tràm, long não...

- Ở quả: đại hồi, màng tang... - Ở lông tiết: bạc hà, hương nhu... - Ở vỏ thân, cành, rễ: quế

- Ở gỗ, rễ: long não, trầm kỳ, xá xị, thiên niên kiện - Ở vỏ quả: chanh, cam,quýt, bưởi...

- Ở hạt: mùi, thảo quả...

 Đặc tính lý hóa của tinh dầu:

- Tinh dầu nhẹ hơn nước: bạc hà, tràm, sả, thảo quả... - Tinh dầu hơn nặng hơn nước: quế, hương bài... - Tinh dầu vừa nặng vừa nhẹ hơn nước: hương nhu...

- Tinh dầu dễ bị biến mùi khi tác động nhiệt: các loại hoa một số cây citrus. Trên trên thế giới hiện nay người ta đã dùng rất nhiều phương pháp như chưng cất lôi cuốn theo hơi nước, trích ly bằng dung môi dễ bay hơi, bằng dung môi không bay hơi hoặc hoặc bằng phương pháp cơ học. ở nước ta do điều kiện thủ công nghiệp, kỹ thuật chưa hiện đại, nguyên liệu lại nằm rải rác, do vậy quy mô sản xuất trong từng gia đình là rất phù hợp. Chúng ta chỉ sản xuất lấy tinh dầu thô rồi vận chuyển về Trung tâm hay Viện có cơ sở kỹ thuật hiện đại xử lý tiếp để được tinh dầu tinh khiết đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như sử dụng vào kỹ nghệ chất thơm cao cấp.[3]

Sơ đồ khái quát cho quá trình tách như sau: Nguyên liệu chứa tinh dầu

Chưng cất lôi cuốn hơi nước

Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi

Tách tinh dầu khỏi nước chưng

Tách dung môi

Hình 2.11: Quá trình tách tinh dầu

2.2.3.1.Phương pháp cơ học[31].[5]

 Vắt ép: Tách lấy phần vỏ trái và vắt tinh dầu vào miếng bông sau đó vắt bông lấy tinh dầu. Đối với những loại vỏ chứa ít tinh dầu, có thể lấy phần vỏ trái, ngâm trong dung dịch nước muối 5%. Sau đó vắt vào miếng bông, cuối cùng vắt miếng bông lấy phần dung dịch có chứa tinh dầu. Phương pháp này thường áp dụng đối với những cây có múi như citrus.

 Nạo xáo: Dùng nguyên quả xát lên bàn nạo xáo, tế bào vỏ quả sẽ vỡ ra, tinh dầu thoát ra ngoài.

 Ép: Phương pháp này áp dụng cho các loại cây có hàm lượng tinh dầu cao và tế bào chứa tinh dầu ở phần vỏ thuộc chi Citrus: cam, chanh, quýt, bưởi...

Nguyên liệu sử dụng phải là vỏ tươi, phần vỏ chứa tinh dầu đã loại bỏ bớt cùi trắng vào các máy ép dùng vít vô tận hoặc các cối ép dùng nêm như ép các loại dầu béo, ép ở nhiệt độ thường. Khi đó tế bào ở cạnh túi tinh dầu còn căng nên khi ép với áp lực nào đó túi sẽ vỡ ra, tinh dầu dễ thoát ra. Khi ép vỏ phải vừa ép vừa phun nước để kịp thời thu tinh dầu vì các tế bào ở vỏ quả bị tưới ướt sẽ hút nước và phình ra không có

khả năng hút lại tinh dầu ngoài vào. Mặt khác các tế bào quanh túi dầu hút nước phình ra ép lên túi

nên túi dầu dễ bị vỡ ra. Lúc túi vỡ tinh dầu bắn ra nhờ có nước tưới nên không phun được xa, tránh mất mát tinh dầu. Phần thu được là một hỗn hợp gồm tinh dầu và dịch cùi có thể dễ dàng tách bằng cách cho thêm nước muối bão hòa, tinh dầu sẽ nổi lên trên có kéo theo mộ phần sáp và nhựa. Dùng etanol 75- 800 để hòa tan tinh dầu, để lạnh, loại bỏ sáp. Sau khi loại bỏ etanol bằng cách cất ở áp suất giảm ta sẽ có tinh dầu sản phẩm có lẫn một phần nhỏ nhựa. Phương

pháp này cho hiệu suất 90% so với hàm lượng tinh dầu định lượng trong phòng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w