Tính chất hóa học và hóa lý của tinh dầu họ Rutaceae

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 53 - 56)

- Hydroxyl citronellal từ citronello l: phản ứng hydrat hóa

2.2.2.2.1.Tính chất hóa học và hóa lý của tinh dầu họ Rutaceae

Hầu hết các loài thuộc giống Citrus đều có chứa tinh dầu trong vỏ trái, trong lá và hoa. Hàm lượng tinh đầu trong vỏ trái thường rất cao (thay đổi từ 1,5 đến 6,5% so với khối tươi của vỏ hoặc từ 0,15 đến 0,85% so với sinh khối trái tươi). Trong lá và hoa cũng chứa tinh dầu, song người ta thường quan tâm đến tinh dầu lá chanh (trong lá chanh tươi chứa 0,2-0,3 tinh dầu) và tinh dầu bưởi (0,2-0,3% trong hoa tươi). Thành phần chủ yếu trong tinh dầu vỏ trái của hầu hết các loài thuộc giống Citrus là các hợp chất thuộc nhóm terpen (85-95%), tiếp đến là các hợp chất thuộc nhóm chức alcol (2,0-10%), còn có hợp chất thuộc nhóm sesquiterpen thường rất ít (1,0-2,5%). Tinh dầu từ vỏ trái loài Cam chanh (C.senensis) chứa chủ yếu là decanal, cital a và b, limonen và alcol octil. Thành phần chính của tinh dầu vỏ trái chanh ta (C.aurantifolia ) lại là d-limmonen, α -

pipen, β -pipen, β-phelandren và δ -terpipen; trong vỏ trái quýt (C. reticulata) lại hầu như chỉ có d-limonen, ngoài ra còn một lượng rất nhỏ linalol và citronelol. Loài chanh thơm (C. beragamia Risso et Poiteau) phân bố tại khu vực Địa Trung Hải là nguồn nguyên liệu cho tinh dầu có giá trị trong công thực phẩm với thành phần chủ yếu cũng là limonen, acetat, linalil, linalol, δ -terpipen,

α -pipen, β-pipen và sabinen. Tinh dầu trong lá của phần lớn các loài cũng là

nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát). Tinh dầu trong lá ở chanh tây (Citrus limonia Osbeck) chứa các thành phần chính là limonen, linalol, citral a và b, geraniol, nerol, α -pipen, β-

pipen, sabinen và camphen. Trong vỏ trái cam thanh yên (Citrus medica L) rất cao (6,5-9,0% so với trọng lượng vỏ tươi) với thành phần hóa học chủ yếu gồm citral, limonen và dipeten. Trong lá của cam chứa 0,2-0,3% tinh dầu với thành phần chính là linalol. Như vậy, ngoài các hợp chất chính thuộc nhóm terpen, cùng một số hợp chất khác thuộc nhóm sesquiterpen, trong tinh dầu của nhiều loài Cam, Chanh, Quýt còn có một số hợp chất chứa oxigen (alcol, aldehid và este). Các hợp chất chứa oxigen dễ hòa tan trong nước và rượu có độ cồn thấp, đồng thời có vị thơm mát dịu, hấp dẫn của hoa quả tươi. Do đó được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất nước hoa, kem đánh rang, xà phòng thơm, dầu tóc, nguyên liệu trong dược phẩm và đặc biệt là trong chế biến thực phẩm.[31]

Tinh dầu chanh

Chanh có rất nhiều loại khác nhau chưa kể những cây lai nhưng cây chanh có hai loại thường gặp và phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu tinh dầu là Citrus aurantifolia Swingle (chanh ta), Citrus limonia Osbeck (chanh tây). [12]

Trong quả chanh có các thành phần chính như: Tinh dầu (ở vỏ quả chiếm 0,5%, ở lá khoảng 0,09-0,11%), acid, vitamin C, các hợp chất flavonoid (hesperetin, rutinoid, neohesperidin), pectin. Tinh dầu của vỏ và lá trái chanh là một chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi đặc biệt của chanh, vị đắng, có tỉ trọng ở 200C là 0,845- 0,862, Chỉ số khúc xạ 20

D

n : 1,474-1,478, 20

D

α : +560 - +680 . Tan trong 0,5-1 thể tích etanol 95% tan trong sulfur carbon, colorofrom, dieti eter. Hàm lượng citral 3-4%.[5],[10],[41].Các chỉ số vật lý của vỏ chanh ở các nước khác nhau thì nó khác nhau. Ở Việt Nam tinh dầu vỏ chanh có các chỉ số 20

20d : d : 0,8548, 20 D n :1,4732, 20 D

α :+ 69,62. Chỉ số acid 2,2-2,9, Chỉ số ester 10-11,7. Riêng

đối với chanh ta (Citrus aurantifolia), tinh dầu vỏ có các chỉ số sau: 20 20 d : 0,856- 0,861, 20 D n :1,474- 1,478, 20 D α :+ 570- +670. [36]

Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ chanh được nghiên cứu rất nhiều. Tùy thuộc vào phương pháp lấy tinh dầu, vùng khảo sát mà thành phần hóa học của tinh dầu vỏ chanh rất khác nhau. Thông thường tinh dầu vỏ chanh chứa 64,3% d-limonen, 0,78% d-α -pipen, 0,43% camphen, 1,8%terpipen, 3,8%

linalol, 5,2% hendecanol, 3,9%terpineol, 3,8% acetat linalil, 1,2% cadien, 4-6% citral.[11]. Thành phần hóa học tinh dầu chanh Việt Nam bằng sắc ký khí ghép khối phổ theo nghiên cứu của Phùng Thị Bạch Yến cho kết quả như sau:[36]

Bảng 2.5. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ chanh Việt Nam

(%) (%)

α-Tujen 0,35 Ctronelal 0,15

α-Pinen 1,50 Terpinen-4-ol 0,30

Sabinen 0,75 α -Terpinenol 0,70

β-Pinen 4,55 Mirtenol 0,08

Mircen 1,60 Trans-Carveol 0,14

p-Cimen - Citronelol 0,25 Limonen 82,0 Cis-Carveol 0,10 1,8-Cineol 0,35 Neral 0,06 γ -Pinen 3,85 Carvon 0,20 Terpinolen 0,30 Geranial 0,06 Linalol 0,17 Perialdehid 0,13

Cis-1,2-Epoxid limonen 0,08 Acetat citronelil

0,03

Trans-1,2-Epoxid limonen 0,11 Spathulenol 0,05 2-Metilbciclo[3.2.1]ư-oct-

6-en-3-on

0,03 Oxid

cảiophilen

0,35

Tinh dầu chanh có hoạt tính sinh học là kháng nấm, kháng khuẩn, kháng sâu, kháng oxi hóa, kháng sự nảy mầm của khoai tây…đã được nghiên cứu rất nhiều. Tinh dầu chanh được ứng dụng rất rộng rãi vì nó có nhiều tác dụng đến sức khỏe con người. Vỏ chanh có tác dụng dễ tiêu, gây trung tiện. Tinh dầu vỏ quả kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài hơi và có tác dụng khử đờm. Tinh dầu vỏ chanh có tác dụng sát khuẩn và có thể trích ly ra chất có thể điều trị ung thư. Pectin trong phần xốp trắng của vỏ chanh có tác dụng chống tiêu chảy. Dịch nước là một thứ uống mát có tác dụng lợi tiểu. Dịch quả chứa vitamin C và các vitamin khác phòng chống bệnh scorbut và trong dinh dưỡng. Hạt chanh có tác dụng tẩy giun hoặc dùng để chiết ra limonin làm thuốc trừ sâu. Tinh dầu vỏ quả chanh được ứng dụng rộng rãi làm chất thơm trong kỹ nghệ mỹ phẩm, làm thơm các dạng thuốc phiến, thuốc bột hay thuốc ngậm trong sản xuất dược phẩm. Tinh dầu chanh còn được sử dụng để sản xuất rượu mùi, bánh kẹo... Dịch ép quả chanh tươi là một thứ nước uống mát, giàu vitamin C, vitamin B1, muối khoáng, aicd citic. Do đó tác dụng thanh nhiệt, dịch quả còn là mộ thứ thuốc tốt dùng phòng ngừa và điều trị bệnh scorbut ở cả người lớn và trẻ em.Ở Ấn Độ, dịch quả còn dùng chữa bệnh thấp khớp cấp, lỵ, tiêu chảy. Ngoài ra quả chanh còn được

sử dụng rộng rãi làm gia vị trong nhiều món ăn như phở, nước chấm…; là nguồn nguyên liệu để sản xuất acid citric. Khi gội đầu người ta còn vắt một ít dịch chanh lên tóc để làm trơn tóc.[6],[10],[7]

Một phần của tài liệu Tổng quan về chất mùi trong thực phẩm (Trang 53 - 56)