Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng số bình quân trong thống kê

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 35 - 38)

3. Số bình quân

3.3. Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng số bình quân trong thống kê

30

Mặc dù số bình quân có nhiều tác dụng quan trọng trong nghiên cứu thống kê, nhưng bản thân nó cũng có nhược điểm nhất định. Lạm dụng số bình quân sẽ dẫn đến việc nêu lên đặc điểm của hiện tượng một cách giả tạo, không có căn cứ khoa học.

Nhược điểm đáng chú ý là số bình quân thường mang ý nghĩa chung, rất khái quát đối với toàn bộ tổng thể nghiên cứu, vì nó san bằng mọi chênh lệch thực tế giữa các đơn vị cá biệt, nó làm cho một tổng thể phức tạp trở thành hết sức đơn giản. Chính đây là chỗ dễ bị lợi dụng trong thống kê. Mặt khác, số bình quân cũng không thể là chỉ tiêu vạn năng, một mức độ “tiêu chuẩn” có tính chất ổn định. Cho nên vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng một cách khoa học và chính xác số bình quân, phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của nó, bảo đảm phân tích thống kê đạt kết quả cao nhất. Các điều kiện vận dụng số bình quân trong thống kê một cách khoa học và chính xác là:.

3.3.1. Số bình quân chỉ được tính ra từ tổng thể đồng chất

Tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị, phần tử hoặc hiện tượng có cùng chung một tính chất, thuộc cùng một loại hình kinh tế xã hội, xét theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ, Tổng thể nữ sinh trường THPT Nguyễn Huệ, TP. Hà Nội. Mặc dù các học sinh này có thể khác nhau về nhiều mặt tuổi tác, nhận thức, dân tộc, điều kiện gia đình.., nhưng đều có mặt cơ bản giống nhau, nếu xét theo khía cạnh họ là đối tượng của công tác tuyên truyền vận động về DS-KHHGĐ, như sự phát triển tâm sinh lý, sự nhận thức về các mối quan hệ xã hội, nhất là quan hệ với bạn khác giới... Vậy đây là một tổng thể đồng chất.

Các đơn vị trong tổng thể đồng chất có cùng một tính chất, cho nên mới có thể có cùng một lượng tương ứng đại diện cho các đơn vị. Số bình quân tính được từ tổng thể đồng chất như vậy mới có đầy đủ ý nghĩa là mức độ đại diện, có thể thay thế cho các mức độ khác nhau trong tổng thể và mới cho ta một nhận thức đúng đắn về bản chất của hiện tượng. Trái lại, không được tính số bình quân từ tổng thể bao gồm các đơn vị khác nhau về tính chất, phát triển trong các điều kiện khác nhau, vì mức độ này không những không có ý nghĩa thực tế mà còn có khi làm cho ta hiểu sai lệch bản chất của hiện tượng. Người ta gọi đó là những số bình quân giả tạo, không đầy đủ tính chất đại diện.

31

Những phân tích trên cho thấy: Muốn tính số bình quân chính xác và có ý nghĩa thực tế, trước hết phải xác định được tổng thể đồng chất. Thống kê học dựa trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế chính trị, dùng phương pháp phân tổ khoa học để phân chia những hiện tượng phức tạp thành ra các tổ, bộ phận đại diện cho các loại hình khác nhau. Như vậy, việc tính toán số bình quân có quan hệ chặt chẽ với phương pháp phân tổ thống kê.

3.3.2. Số bình quân chung cần được vận dụng kết hợp với các số bình quân tổ hoặc dãy số phân phối

Số bình quân chung chỉ phản ánh đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể nghiên cứu, bỏ qua những chênh lệch thực tế giữa các đơn vị tổng thể. Khi cần so sánh tổng thể giữa hai thời gian hoặc địa điểm, bản thân số bình quân chung cũng không thể giải thích được hết nguyên nhân và xu hướng phát triển của hiện tượng.

Mặt khác, nếu ta chỉ xét hiện tượng qua mức độ bình quân, các chênh lệch thực tế coi như bị san bằng, do đó những đơn vị có mức độ cao thấp khác nhau đều bị số bình quân che lấp. Điều đó hạn chế tác dụng của phân tích thống kê, thậm chí nếu không chú ý còn có thể rút ra kết luận sai lệch. Nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê là, đi đôi với việc tính số bình quân để tìm hiểu mức đại biểu chung, còn phải nêu được những đơn vị hoặc bộ phận đạt mức độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân, tức là vạch ra được những đơn vị tiền tiến và lạc hậu. Điều đó rất cần cho công tác lãnh đạo chung và chỉ đạo riêng, phát hiện các mầm mống mới phát sinh, vạch ra những bộ phận lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển chung.

Vì những lý do trên, khi phân tích thống kê ta không thể chỉ thoả mãn với con số bình quân chung, mà cần bổ sung phân tích bằng các số bình quân tổ hoặc dãy số phân phối, tùy theo mục đích nghiên cứu. Số b́ình quân tổ là số b́ình quân tính riêng cho từng tổ, từng bộ phận cấu thành tổng thể. Nó giúp ta đi sâu nghiên cứu đặc điểm riêng từng tổ hoặc bộ phận, giải thích được nguyên nhân phát triển chung của hiện tượng. Còn dãy số phân phối giúp ta đi sâu vào từng đơn vị hoặc bộ phận có mức độ khác nhau. Cũng trên cơ sở dãy số phân phối còn có thể xác định được mức bình quân tiên tiến, là mức bình quân của những đơn vị vượt mức bình quân chung.

32

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 35 - 38)