Tiêu thức phân tổ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 55 - 57)

3. Nguyên tắc của phân tổ thống kê

3.1. Tiêu thức phân tổ

Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.

Lựa chọn tiêu thức phân tổ là vấn đề quan trọng đầu tiên phải đề ra và giải quyết chính xác. Thông thường, các đơn vị tổng thể nghiên cứu có rất nhiều đặc điểm khác nhau, đặc điểm nào cũng có thể được chọn làm tiêu thức phân tổ. Tuy nhiên, chúng ta không thể chọn tiêu thức phân tổ một cách tùy tiện.

Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên những mặt khác nhau của hiện tượng. Có tiêu thức phân tổ nói rõ được bản chất của hiện tượng, nhưng cũng có tiêu thức, nếu được chọn làm căn cứ phân tổ, sẽ không đáp ứng mục đích nghiên cứu, thậm chí còn

50

làm cho ta hiểu không chính xác, thậm chí hiểu sai lệch bản chất của hiện tượng. Bởi vì cũng những tài liệu như nhau mà cách sắp xếp khác nhau, lại có thể đưa đến những kết luận trái ngược hẳn với nhau. Như vậy, việc phân tổ chính xác và khoa học trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Việc lựa chọn tiêu thức phân tổ phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải dựa mục đích nghiên cứu, tiến hành phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất.

Mỗi tiêu thức thống kê, khi được dùng để thực hiện việc phân tổ đều có thể phản ánh một mặt nào đó của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh những đặc trưng nhất định của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Bản chất của mỗi hiện tượng có thể được phản ánh qua nhiều tiêu thức khác nhau, cho nên phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà dùng lý luận để chọn ra tiêu thức phù hợp. Chẳng hạn, muốn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh, ta phải phân tích xem những đặc điểm nào của dân cư có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến mức sinh, như: trình độ văn hóa của dân cư, tuổi kết hôn của phụ nữ, tôn giáo, số con đã sinh, mức chết của trẻ em dưới 1 tuổi, tình hình áp dụng các biện pháp tránh thai... Nhưng muốn đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình di cư của địa phương, thì lại phải chọn những tiêu thức phân tổ khác. Những tiêu thức như tuổi kết hôn của phụ nữ, tôn giáo, số con đã sinh, mức chết của trẻ em dưới 1 tuổi, tình hình áp dụng các biện pháp tránh thai... hầu như ít ảnh hưởng đến di cư.

Thứ hai, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp.

Cùng một loại hiện tượng nghiên cứu, nhưng phát sinh trong những điều kiện thời gian và địa điểm khác nhau, thì bản chất có thể thay đổi khác nhau. Vì vậy, tiêu thức phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ dùng một tiêu thức phân tổ chung cho mọi trường hợp, thì tiêu thức đó trong điều kiện này có thể giúp ta nghiên cứu chính xác, nhưng trong điều kiện khác lại không thể nêu rõ được bản chất của hiện tượng. Chẳng hạn, trong điều kiện xã hội không đưa ra những hạn chế khắt khe về số con của mỗi cặp vợ chồng, thì tuổi kết hôn của phụ nữ có ảnh hưởng rất đáng kể đến

51

mức sinh. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách kiểm soát mức sinh chặt chẽ, với quy định “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 - 2 con, thì tác động của tuổi kết hôn đến mức sinh không còn rõ ràng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)