Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 80 - 83)

Một đồ thị thống kê phải bảo đảm các yêu cầu: Chính xác, dễ xem, dễ hiểu và nếu có thể trình bày mỹ thuật. Để đảm bảo những yêu cầu này, ta phải chú ý đến các yếu tố chính của đồ thị, như: quy mô, các ký hiệu hình học hoặc các hình vẽ, hệ tọa độ, thang và tỷ lệ xích, phần giải thích.

- Quy mô của đồ thị được quyết định bởi chiều dài, chiều cao và quan hệ tỷ lệ giữa hai chiều đó. Quy mô của đồ thị to hay nhỏ còn phải căn cứ vào mục đích sử dụng. Trong các báo cáo phân tích không nên vẽ các đồ thị quá lớn. Quan hệ tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của đồ thị, thông thường được dùng từ 1:1,33 đến 1:1,5.

- Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ quyết định hình dáng của đồ thị. Các ký hiệu hình học có nhiều loại như: các chấm, các đường thẳng hoặc cong, các hình cột, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… Các hình vẽ khác trên đồ thị cũng có thể thay đổi nhiều loại tùy tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Việc lựa chọn các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ của đồ thị là vấn đề quan trọng, vì mỗi hình có khả năng diễn tả riêng. Ví dụ khi cần biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu, ta có thể vẽ các hình cột (có chia thành nhiều đoạn) hoặc các hình tròn (có chia thành các hình quạt (hoặc hình vuông, hình chữ nhật…) Nhưng người ta thường dùng hình tròn, vì loại này biểu hiện được rõ nhất kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng.

75

- Hệ tọa độ giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký hiệu hình học trên đồ thị. Các đồ thị thống kê thường dùng hệ tọa độ vuông góc. Trên hệ tọa độ vuông góc, trục hoành thường được dùng để biểu thị thời gian, trục tung biểu thị trị số của chỉ tiêu. Trong trường hợp phân tích mối liên hệ giữa hai biểu thức, thì biểu thức nguyên nhân được để ở trục hoành, biểu thức kết quả được ghi trên trục tung.

- Thang và tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng lên đồ thị theo các khoảng cách thích hợp. Người ta thường dùng các thang đường thẳng, được phân bố theo các trục tọa độ. Cũng có khi dùng thang đường cong, ví dụ thang tròn (ở đồ thị hình tròn) được chia thành 360 độ. Các thang tỷ lệ có thể có khoảng cách bằng nhau hoặc không bằng nhau. Các thang tỷ lệ có các khoảng cách không bằng nhau (ví dụ thang lôgarit) chỉ dùng để biểu hiện các tốc độ khi khoảng biến thiên của các mức độ quá lớn mà người ta chỉ chú ý đến biến động tương đối của chúng.

- Phần giải thích bao gồm tên đồ thị, các con số và ghi chú đọc theo thang tỷ lệ, các con số bên cạnh từng bộ phận của đồ thị, giải thích các ký hiệu quy ước… cần được ghi rõ, gọn, dễ hiểu.

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Trình bày khái niê ̣m và tác du ̣ng của bảng thống kê? 2) Mô ̣t bảng thống kê bao gồm những bô ̣ phâ ̣n nào? 3) Tên bảng thống kê cần đảm bảo yêu cầu gì?

4) Đơn vi ̣ tính của các tiêu thức trong bảng thống kê thương để ở đâu? 5) Có những loa ̣i bảng thống kê nào?

6) Yêu cầu đối với viê ̣c xây dựng bảng thống kê là gì?

D. LƯỢNG GIÁ

Câu 1: Bảng thống kê là một hình thức trình bầy ………một cách có hệ thống, ……….. rõ ràng, nhằm nêu lên đặc trưng về……… ….. của hiện tượng nghiên cứu.

76 1. Hàng ngang, 2. Cột dọc 3. Tiêu đề, tiêu mục 4. Các con số 5. Tất cả các yếu tố trên

Câu 3: Nội dung của bảng thống kê gồm

1. Phần chủ đề (phần chủ từ) 2. Phân giải thích (tân từ) 3. Tên chủ đề (tên hàng)

4. Các chỉ tiêu giải thích (tên cột) 5. Đơn vị tính

6. Tất cả các thành phần trên

Câu 4. Yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê

1. Qui mô của bảng không quá lớn (quá nhiều hàng nhiều cột). 2. Tiêu mục, tiêu đề cần ghi chính xác, gọn và dễ hiểu.

3. Tiêu đề chung (tên bảng) cần nêu rõ nội dung chủ yếu của bảng và ghi rõ thời gian và địa điểm xảy ra hiện tượng.

4. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 5. Có số liệu về trình độ học vấn và tỷ lệ sinh con thứ ba như sau

Chưa biết đọc biết viết (5%) có số con bình quân 3 con ; Chưa tốt nghiệp tiểu học (30%) cố con bình quân 3 con; Tốt nghiệp tiểu học (20%) số con bình quân 2,5 con; Tốt nghiệp trung học cơ sở (17%), số con bình quân 2 con; Tốt nghiệp phổ thông trung học (15%) số con bình quân 1,8 con; Chung (100) số con bình quân chung là 2,5 con.

A. Hãy xây dựng một bảng thống kê biểu diễn mối quan hệ giữa trình độ học vấn của phụ nữ và tỷ lệ sinh con thứ ba.

B. Nhận xét về mối quan hệ giữa trình độ học vấn của phụ nữ và tỷ lệ sinh con thứ ba theo số liệu trên

77

Bài 6

CÁC NGUỒN SỐ LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KHHGĐ

A.MỤC TIÊU

1. Nêu được khái niệm và phân loại thu thập dữ liệu thống kê dân số- KHHGĐ

2. Phân biệt sự khác nhau của thống kê thường xuyên và các điều tra thống kê không thường xuyên dân số - KHHGĐ

3. Nêu được cách thức thu thập thông tin trong thống kê thường xuyên trong dân số - KHHGĐ

- Nêu được các quy định chung của thống kê dân số -KHHGĐ - Trình bày được phương pháp ghi thông tin trên sổ A0

- Nêu được quy định về phạm vi, phương pháp lập phiếu và tiến độ báo cáo của phiếu thu thông tin của công tác viên

4. Nêu được phương pháp lập báo cáo thống kê cấp xã, cấp huyện, quy định về tổ chức thực hiện báo cáo thống kê

5. Nêu được mục đích và cách thức kiểm tra tính chính xác của thông tin ban đầu (Sổ A0, phiếu thu thập thông tin và các báo cáo thống kê)

B.NỘI DUNG

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 80 - 83)