Các loại phân tổ thống kê

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 51 - 55)

2.1. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê

Để thực hiện được các nhiệm vụ đã nêu, phân tổ thống kê có ba loại phân tổ khác nhau: Phân tổ phân loại; phân tổ kết cấu và phân tổ liên hệ

2.1.1. Phân tổ phân loại

Phân tổ phân loại giúp ta phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu, nêu lên đặc trưng và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Từ việc nghiên cứu riêng biệt mỗi loại hình sẽ giúp ta thấy được các đặc trưng cơ bản của toàn bộ hiện tượng phức tạp, giải thích một cách sâu sắc bản chất và xu hướng phát triển của nó trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Trong DS-KHHGĐ, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể phân loại hiện tượng nghiên cứu theo nhiều tiêu thức khác nhau. Chẳng hạn, phân chia tổng số dân theo dân tộc, nghề nghiệp, các nhóm xã hội..., phân chia chi phí cho công tác DS-KHHGĐ theo cấp quản lý...

2.1.2. Phân tổ kết cấu

Trong thống kê, các bảng phân tổ kết cấu được sử dụng rất phổ biến, nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và để nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. Kết cấu của tổng thể phản ánh một trong các đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Sự

46

thay đổi kết cấu của tổng thể qua thời gian có thể giúp ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng. Chẳng hạn sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi phản ánh một xu hướng biến đổi quan trong của dân số nước ta nhờ thành công của công tác DS- KHHGĐ, của quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước...

Bảng 4.2. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam qua các năm

Đơn vị: % TT Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 1 0-14 42,5 39 33,11 25,0 2 15-59 50,9 53,8 58,85 66,0 3 60+ 6,0 7,2 8,04 7,909,0 Tổng số 100 100 100,0 100,0

(Nguồn: Các cuộc Tổng điều tra dân số 1979,1989,1999 và 2009- TCTK)

Qua bảng phân tổ kết cấu trên, sự thay đổi về tỷ trọng dân số của 3 nhóm tuổi cho ta thấy xu hướng biến đổi rất quan trọng của dân số Việt Nam, cơ cấu dân số trẻ đang “già hóa”. Nhờ kết quả của quá trình giảm sinh diễn ra liên tục trong nhiều thập niên qua, tỷ trọng trẻ em giảm liên tục. Đồng thời, những thành tựu kinh tế xã hội đạt được làm cho đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, tuổi thọ nhờ đó cũng được nâng lên, tỷ trọng người cao tuổi tăng mạnh, nhất là một số năm gần đây.

Phân tổ kết cấu cũng có thể giúp ta có thể so sánh được bản chất của các hiện tượng cùng loại trong điều kiện không gian khác nhau. So sánh cơ cấu tuổi, giới tính của hai tổng thể dân cư khác nhau để thấy rõ đặc trưng riêng biệt của từng bộ phận. Ngoài ra, phân tổ kết cấu còn được vận dụng trong phân tích thực hiện kế hoạch để thấy rõ tỷ trọng các bộ phận chưa hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Từ đó có thể đánh giá việc thực hiện kế hoạch; xem xét lại việc đặt kế hoạch như vậy có hợp lý không và có thể tính được khả năng tiềm tàng vượt mức kế hoạch, trên cơ sở kết hợp với các giả thiết khác.

Trong nhiều trường hợp, phân tổ kết cấu có thể được xác định ngay trên cơ sở phân tổ phân loại, như vậy là hai loại phân tổ này thường kết hợp chặt chẽ với nhau. Mặt khác, ngay cả đối với một tổng thể đồng chất cũng vẫn thường bao gồm các bộ

47

phận khác nhau do nhiều nguyên nhân cụ thể, cho nên vẫn cần phân tổ kết cấu. Như tổng thể công nhân thuộc cùng một nghề trong cùng một doanh nghiệp, số công nhân này vẫn khác nhau về giới tính, về tuổi nghề, về bậc thợ và về nhiều đặc điểm khác. Như vậy là phân tổ kết cấu rất cần thiết đối với bất kỳ công tác nghiên cứu thống kê nào.

2.1.3. Phân tổ liên hệ.

Khi tiến hành phân tổ liên hệ, các tiêu thức có liên hệ với nhau được phân biệt thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Tiêu thức nguyên nhân là tiêu thức gây ảnh hưởng; sự biến động của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của tiêu thức phụ thuộc mà ta gọi là tiêu thức kết quả - một cách có hệ thống. Như vậy, các đơn vị tổng thể trước hết được phân tổ theo một tiêu thức (thường là tiêu thức nguyên nhân), sau đó trong mỗi tổ tiếp tục tính các trị số bình quân của tiêu thức còn lại (thường là tiêu thức kết quả). Quan sát sự biến thiên của hai tiêu thức này có thể giúp ta kết luận về tính chất của mối liên hệ giữa hai tiêu thức.

Trong DS-KHHGĐ, phân tổ liên hệ thường được dùng để phân tích mối liên hệ giữa các tiêu thức. Chẳng hạn, muốn đánh giá ảnh hưởng của trình độ học vấn đến tình trạng sinh con thứ 3, trước hết ta phân chia tổng số phụ nữ sinh con trong năm theo trình độ học vấn, tiếp theo, ở mỗi tổ ta tính tỷ lệ sinh con thứ 3 của tổ đó. Theo số liệu điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2007, ta có bảng phân tổ liên hệ sau.

Bảng 4.3. Tỷ lệ sinh con thứ 3 phân theo trình độ học vấn của người mẹ- Việt Nam, 2009

Đơn vị: %

TT Trình độ học vấn của người mẹ Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3

1 Chưa biết đọc, biết viết 47,51

2 Chưa tốt nghiệp tiểu học 28,1

3 Tốt nghiệp tiểu học 19,4

4 Tốt nghiệp THCS 14,2

5 Tốt nghiệp THPT 4,7

(Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam, 2009, Mức sinh và mức chết ở Việt Nam, thực trạng, xu hướng và những khác biệt, 2011)

48

Bảng phân tổ trên cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa trình độ học vấn của người mẹ và tỷ lệ sinh con thứ 3: Trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ người vi phạm chính sách KHHGĐ càng giảm.

Phân tổ liên hệ còn có thể được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức, như đánh giá mức sinh do ảnh hưởng tác động đồng thời của trình độ học vấn, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai...

2.2. Căn cứ vào số lượng tiêu thức của phân tổ.

Căn cứ vào số lượng tiêu thức của phân tổ, có thể phân thành hai loại: Phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức.

2.2.1. Phân tổ theo một tiêu thức: Là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau dựa trên một tiêu thức được chọn làm căn cứ để phân tổ hay còn gọi là phân tổ giản đơn. Chẳng hạn, theo tiêu thức giới tính, tổng thể dân số được chia thành 2 tổ nam và nữ; căn cứ theo trình độ văn hóa để phân chia số người áp dụng các biện pháp tránh thai thành các tổ có trình độ khác nhau...

2.2.2. Phân tổ theo nhiều tiêu thức: Là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở kết hợp nhiều tiêu thức thống kê (từ hai tiêu thức trở lên). Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của hiện tượng và các tiêu thức phân tổ mà phân tổ theo nhiều tiêu thức được chia thành hai loại: Phân tổ kết hợp và phân tổ nhiều chiều. Trong DS-KHHGĐ, phân tổ kết hợp được sử dụng rất rộng rãi.

2.2.3. Phân tổ kết hợp: Là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một. Các tiêu thức được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với mục đích nghiên và đặc điểm của hiện tượng. Thông thường người ta hay phân tổ theo tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu và có ít biểu hiện trước. Chẳng hạn, phân tổ số dân theo giới tính và độ tuổi. Trước hết, tổng thể dân số được phân tổ theo tiêu thức giới tính, sau đó theo tiêu thức độ tuổi và đó là cơ sở để xây dựng tháp dân số, theo ví dụ ở bảng sau:

49

Bảng 4.4. Bảng phân tổ số dân Việt Nam, có vào 1/4/2012 theo giới tính và nhóm tuổi Đơn vị tính: người Nhóm tuổi Tổng số Chia ra Nam Nữ 0-9 14.252.828 8.124.660 6.710.214 10-19 14.518.409 8.172.453 7.023.358 20-29 15.138.097 8.315.829 7.515.440 30-39 13.721.667 7.455.571 6.933.888 40-49 12.482.291 6.786.481 6.218.132 50-59 9.472.376 4.827.004 5.055.028 60+ 8.941.215 4.110.122 5.278.702 Cộng 88.526.883 47.792.120 44.734.763

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2012- Kết quả chủ yếu

Tuy nhiên theo cách này số tiêu thức phân tổ không nên quá nhiều (thường 2 hoặc 3) vì nếu không sẽ chia tổng thể thành quá nhiều bộ phận nhỏ có thể gây khó khăn cho việc phân tích.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)